Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Dau mặt hot tau mat đà Nguyên nhân Thrêu chung...

Dau mặt hot tau mat đà Nguyên nhân Thrêu chung qua Goch khoc phục Hau

Câu hỏi :

Hoàn thành bảng

image

Lời giải 1 :

Đau mắt hột.

Nguyên nhân : Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh

Triệu chứng :

– Ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt

– Đổ ghèn có chứa chất nhầy hoặc mủ

– Mí mắt sưng

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Đau mắt

Hậu quả :

– Viêm kết mạc bờ mi

– Sẹo mí mắt bên trong

– Biến dạng mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gấp bên trong (entropion) hoặc lông mi mọc ngược (trichiasis)

– Sẹo giác mạc, viêm loét giác mạc

– Lông xiêu, lông quặm, khô mắt.

Cách khắc phục : 

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị bao gồm: 

– Thuốc kháng sinh – thuốc kháng sinh azithromycin (dùng 1 liều 1 năm) được sử dụng để điều trị trong trường hợp không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn, sau đó mắt sẽ tự khỏi. Điều trị có thể cần phải được lặp lại sau mỗi 6 đến 12 tháng

– Thuốc tra mắt mỡ Tetracyclin – tra ngày 2 lần trong 6 tháng.

– Erythromycin 250mg uống 4 viên/ngày x 3 tuần

– Phẫu thuật mổ quặm

– Nước mắt nhân tạo và các vitamin

Đau mắt đỏ.

Nguyên nhân : chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

Triệu chứng :

- mắt đỏ và có ghèn

-Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai.

-cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.

-Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.

-mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Hậu quả :

- Đau mắt đỏ gây thiệt hại cả về tài chính, thời gian và sức khỏe của người bệnh. Gây lo lắng, phiền hà và có thể là bệnh tật nữa cho người thân, gia đình và cộng đồng. 

- Những biến chứng của đau mắt đỏ phải kể đến là viêm giác mạc các dạng: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu...có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bên cạnh đó là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây vô số phiền toái cho bệnh nhân.

- Có thể lây lan thành dịch.

Cách khắc phục : 

  • Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước lạnh và sạch và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt, hãy đắp một lát chanh lên ống tuyến lệ, mi mắt.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ kê toa bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc mỡ tra mắt để điều trị.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.

 

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247