Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Vận dụng hiểu biết về các phép tu từ trình...

Vận dụng hiểu biết về các phép tu từ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn: "Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đư

Câu hỏi :

Vận dụng hiểu biết về các phép tu từ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn: "Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!" Vận dụng hiểu biết về các phép tu từ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn: "Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!"

Lời giải 1 :

Đoạn thơ thứ 6 trong bài thơ " Bếp lửa" là một đoạn thơ hay gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm.  Đoạn thơ đã nói về những suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa.Suốt một tuổi thơ dài gắn bó bên bà, người cháu hiểu rất rõ cái khó khăn và sự lận đận của cuộc đời bà . Bà đã phải trải qua biết bao năm tháng nắng mưa. Trong quãng thời gian ấy, bà không quản ngại khó khăn,nhọc nhằn để bươn trải và nuôi dạy con cháu nên người. Cho tận bây giờ, vẫn thói quen xưa cũ ấy, hàng ngày bà vẫn dạy sớm nhóm bếp lửa để mưu sinh. Trong tiềm thức của người cháu, hình ảnh ấy đẹp đẽ và thiêng liêng vô cùng. Chính bà là người đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nhóm lên biết bao tình cảm và làm trỗi dạy trong kí ức người cháu những kỉ niệm xưa cũ thật tuyệt vời. Điệp từ " nhóm " được lặp lại 4 lần đã nhấn mạnh bà chính là người nhóm lửa, người truyền lửa và giữ lửa cho cháu. Bà đã thắp lên trong lòng người cháu ngọn lửa của sự cố gắng, ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhiệt huyết tràn đầy. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Từ cảm thán "Ôi" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Điều kì diệu ấy là bà - một người phụ nữ tảo tần nhưng lại là người dạy cháu bài học yêu thương và những giá trị sống vô cùng sâu sắc. Khổ thơ được xem như là linh hồn của cả bài thơ, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình bà cháu thiêng liêng mà ấm áp.

Thảo luận

-- Tks chị

Lời giải 2 :

BL:

Điệp từ "nhóm" đc lặp đi lặp lại 4 lần làm tỏa sáng hơn nét "kì lạ" và "thiêng liêng" của bếp lửa, của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ "nhóm| đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa. Nó khơi gợi tình cảm nồng ấm, khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, qh. Ngoài ra điệp từ "nhóm" còn khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ. Qua đó ngườ đọc thấy đc đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. Đó là tình bà cháu ấm áp thiêng liêng, là lòng biết ơn, trân trọng của người cháu đối với bà và đối vs quê hương , đất nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247