Trang chủ Lịch Sử Lớp 6 Phong tục và tập quán của người Chăm và Việt...

Phong tục và tập quán của người Chăm và Việt là j câu hỏi 692527 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phong tục và tập quán của người Chăm và Việt là j

Lời giải 1 :

Người Chăm có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm, đặc biệt là những lễ hội nông nghiệp: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng… Và lễ hội lớn nhất là lễ Bon katê thường được tổ chức vào giữa tháng mười âm lịch hàng năm.

Ngoài ra, hàng năm, vào thứ bảy của tháng 11 theo lịch Chăm còn tổ chức tục thả diều. Lễ tục này đồng bào Chăm gọi là Papăn kalang Pô Yang In để phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, cầu hạnh phúc và mùa màng bội thu.

Thảo luận

-- cho mik CTLHN nhe

Lời giải 2 :

Phong tục tập quán của người Chăm:

Ăn: Đồng bào ăn cơm tẻ, thích uống rượu cần, ăn trầu.

: Người Chăm Ở nhà sàn thấp và nhà trệt trong một quần thể kiến trúc trên một diện tích. Nhà cửa đơn sơ, làng mạc kín đáo. Gia đình người Chăm vẫn theo chế độ mẫu hệ.

Phương tiện vận chuyển: Người Chăm thường sử dụng các xe thô sơ dựa vào sức kéo của súc vật. Trên biển đã từng có những đội thuyền chiến và đội th ương thuyền nổi tiếng trong lịch sử.

Hôn nhân : Nhà gái cười chồng cho con, Sau khi cười, con trai ở rể.

Tang ma: Người Chăm có tục thổ táng và hỏa táng tùy theo tôn giáo.

Lễ hội: thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm (lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. .). Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch).

Phong tục và tập quán của người Việt Nam:

Ăn: Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị. Ngày nay có nhiều thịt cá, vẫn không quên vị dưa cà.

Ở: Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. 
Nhà cũng không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên.

Phương tiện vận chuyển: Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý - nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.

Hôn nhân: Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. 

Tang ma: Tục lễ tang rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.

Lễ hội: Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. 
Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... 

                                          HỌC TỐT NHÉ BẠN :)

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247