Viễn Phương là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước. Thơ của ông giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng. Bài thơ "Viếng lăng Bác" là một trong những tác phẩm tiêu biêu của ông được viết vào năm 1976. Trong bài có rất nhiều đoạn thơ hay nhưng đặc sắc nhất là đoạn thơ dưới đây:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..
Doạn thơ trên đã bộc lộn lòng thành kính, tự hào, biết ơn và tiếc thương vô han với Bác.
Từ cảm xúc tự về dân tọc nhà thơ chuyển sang bộc lộ lòng thành kính, tự hào, biết ơn và tiếc thương vô hạn với Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là mặt trời của tự nhiên, nguồn sáng lớn nhắt rực rỡ nhất và vĩnh viễn trên thế gian này. Từ mặt trời ở câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ đẻ chỉ Bác . Câu thơ thể hiện đc lòng thành kính và ngợi ca của tác giả. Tên tuổi của Bác trường tồn và bất diệt như mặt trời kia, công lao của Bác cũng thật vĩ đại, Bác mãi mãi là nguồn sáng cho dân tộc VN. Bên cạnh hình ảnh ẩn dụ mặt trời hai câu thơ sau ta bắt gặp một hình ảnh ẩn dụ khác cũng thật độc đáo:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Hai câu thơ nhịp điệu chậm giống như bước đi của nguwoif vào lăng viếng Bác. Hình ảnh dòng người vào lăng không chỉ là hình ảnh thực mà còn được ví ngầm với hình ảnh "tràng hoa" đây là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc - một tràng hoa đặc biệt mà mỗi đóa hoa là một con người, những cuộc đời đã nở hoa dưới ánh sáng của người giờ đây như một vườn hoa mùa xuân quây quần bên người kính dâng lên người những gì tốt đẹp nhất. Từ "xuân" là hình ảnh hoán dụ chỉ cuộc đời của Bác một cuộc đời ngắn ngủi nhưng trường tồn và bất diệt như mùa xuân trong lòng dân tộc và nhân loại. Bác đã cống hiến cho đất nước bằng cả mùa xuân của mình. Điệp ngữ "ngày ngày" diễn tả sự nối tiếp và vô tận của hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác. Cả đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc ngợi ca lòng thành kính và biết ơn vô hạn của tác giả cũng như đồng bào cả nước đối với Bác.
Bài này tui tự phân tích vì bài quá dài nên bạn tự làm mở bài và kết nha
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăn
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo,độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồ nánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm ngàn gian khổ, hi sinh để đi tớichiến thắng quanh vinh, trọn vẹn. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thươngbao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã so sánh Bácnhư: “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Cái nghĩa, cái nhân lớn lao của Bácđã tác động mạnh mẽ, sâu xa tới mỗi số phận con người. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sửdụng từ rất lâu:
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập chạng dưới chân người.
( Tố Hữu – “Sáng tháng năm”)
Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trongcái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa“thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương. Cách ví đó một mặtca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con ngườiViệt Nam. Mặt khác bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi có Bác Hồ - có được mặttrời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.Từ láy “ngày ngày”: Diễn tả sự liên tục, bất biến của tự nhiên vừa góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người và giữa thiên nhiên vũ trụ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Từ láy “ngày ngày” -> diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặntrong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắpmọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác “Dòng người đi trong thương nhớ”.Hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”: Chúng ta có thể hiểu “tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trênđất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớthương, yêu quý, tự hào của mình. “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79 năm cuộc đời của Người.Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những trànghoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đãtrở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79 năm cuộc đời của Người. Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247