Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai

Câu hỏi :

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng. Chị Thảo thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình. Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom… Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. 1.Đoạn trích trên kể về sự việc gì?Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn trích. 2.Ghi lại 1 câu phủ định,1 câu ghép ,1 câu đặc biệt, 1 câu rút gọn trong đoạn trích trên 3.Việc sử dụng câu trần thuật ngắn trong đoạn trích trên để lại hiệu quả gì trong diễn đạt? 4.Kiểu ngôn ngữ thọa nào đc sd trong các đoạn văn trên ? Vì sao ? 5.Dấu hai chấm có tác dụng gì trong câu "Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể" và câu: "Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể" có hàm ý gì ? tại sao? 6.Hai câu văn nào đã sử dụng phép nối và phép lặp để liên kết nhau. 7.Qua đoạn truyện trên em hiểu gì về cong việc nhân vật Phương định đang làm.Từ đó em có suy nghĩ gì về những thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. 8.Kể tên một tác phẩm cùng đề tài với truyện ngắn này ghi rõ tên tác giả.

Lời giải 1 :

C1.

- Trong đoạn trích, người trần thuật là nhân vật Phương Định.

- Việc chọn ngôi kể có tác dụng lớn trong việc biểu đạt nội dung: Truyện kể ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính, tham gia chứng kiến câu chuyện. Là người trong cuộc kể lại câu chuyện sẽ chân thực, đáng tin cậy hơn, thế giới nội tâm nhân vật được bộc lộ rõ hơn khi miêu tả trận phá bom.

C2.

- Câu phủ đinh: Không có gió.

- Câu đặc biệt: Đất rắn

- Câu rút gọn:  Ngày nào ít: ba lần

- Câu ghép:  Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.

C3.

 - Miêu tả trận phá bom ác liệt, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng.

C5.

- Nhận xét cách sử dụng câu: sử dụng đa dạng các kiểu câu(theo cấu tạo ngữ pháp – câu rút gọn, câu đơn, câu phức, theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn…)

- Tác dụng: thể hiện rõ tâm trạng của con người trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt

C6. 

- Phép liên kết: phép nối 

- Hiệu quả

+ Tạo ra liên kết hình thức trong đoạn văn 

+ Khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật tôi- nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ : giữa cái hiểm nguy, khốc liệt của bom rơi đạn lửa có giây phút con người đã nghĩ đến cái chết song tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng dũng cảm đã mạnh hơn tất cả.

C7.

Kháng chiến chống Mỹ ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và thật oai hùng. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngớt tiếng cười vang. 

C8.

- truyện " Những đứa con trong gia đình" - Nguyễn Thi

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

1. Đoạn trích trên kể về sự việc: Ba cô gái là Thao,Phương Định (nhân vật"tôi") , Nho đang phá bom để khi địch đi qua , bom phát nổ nhằm địch bị tiêu diệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Ngôn ngữ kể chuyện hồn nhiên , sinh động , tạo một vẻ đẹp hào hùng , bi tráng , ghi lại dấu ấn lịch sử lớn lao , gây ảnh hưởng sâu sắc cho nhân dân , đất nước Việt Nam ta. Việc xưng hô ở ngôi thứ nhất và để người kể chuyện là Phương Định khiến chuyện được kể một cách tự nhiên , không bị gò bó và làm như vậy sẽ truyền đạt đầy đủ hết tình cảm , tâm tư và nguyện vọng của tác giả muốn gửi và nhắn nhủ đến người đọc. 

2. 

Câu phủ định: Không có gió

Câu đặc biệt: Quen rồi

Câu ghép: Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không?

3. Làm cho câu văn được rút gọn , vừa biểu thị được rõ ý hơn nhưng câu văn cũng không phải quá dài , không hề gây nặng nề cho bài văn .

4. Không hiểu đề bài

5. Dùng để chỉ sự đau xót của Phương Định khi  báo hiệu rằng mình sẽ dần dần bước vào cái chết. Bởi câu nói "Ngày nào ít: ba lần" có ý ngắt quãng , diễn tả số liệu một ngày mà Phương Định , rồi từ đó khẳng định rằng , cô sẽ tiến vào cái chết bởi công việc.

6. Không biết rõ

7.

Công việc của Phương Định: phá bom để khi địch đi qua , bom phát nổ nhằm địch bị tiêu diệt để tránh khỏi sự đau thương mất mát hay một người nữa phải hy sinh.

Những cô gái hay thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cũng vẫn là những tấm gương sáng ngời ngời và luôn sống mãi trong lòng chúng ta. Họ đã nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để ra chiến trường , để rồi ngã gục và phải đổ máu trên trận địa. Họ chính là những con người bất chấp cái nguy hiểm , mối đe dọa đang đe dọa và phải cướp đi từng mạng sống của chúng ta. Họ sẳn sàng bất chấp tất cả , vẫn cố gắng chiến đấu hết mình cho đến hơi thở cuối cùng mà họ đã để lại.Họ muốn để lại một đất nước hòa bình cho chúng ta , cho chúng ta được sống và phát triển. Họ xứng đáng là những người luôn đồng hành với chúng ta ! Bài Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã chứng minh được điều đó.

8. Bài thơ cùng đề tài với truyện là: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247