HÌnh ảnh người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được nhà thơ Chính Hữu khắc họa rõ nét qua bài thơ "Đồng chí". Đó là người lính nông dân xuất thân từ vùng quê nghèo khó. Cuộc sống chó ăn đá, gà ăn sỏi khó nhọc nơi họ sinh ra, lớn lên là nền tảng gắn kết sợi dây tình cảm. Tình đồng chí còn được bồi đắp nhờ chung lí tưởng "súng bên súng", chung hoàn cảnh chiến đấu nhiều nhọc nhằn. Vượt lên trên gian khó, người lính vẫn mãi vững tin vào ngày mai và tiếp thêm cho nhau niềm tin lớn lao. Hoàn cảnh gian khổ "đêm rét chung chăn" làm tình cảm thêm ấm êm, bền chặt. Đọc từng câu thơ, ta thêm hiểu cho sự gặp gỡ trong lí tưởng của họ. Chính sự đồng trong hoàn cảnh, trong lí tưởng ấy mà dù gian khó nhưng người lính vẫn vượt lên. Họ phải rời bỏ gia đình, quê hương và sống cho một lí tưởng lớn, tình yêu lớn. Cảnh ngộ thiếu thốn, khó khăn của người lính làm ta thấy thương cảm nhưng càng thêm hiểu về sự quyết tâm, ý chí và tình yêu nước lớn lao nơi họ. Người lính trong kháng chiến đã chiến thắng được mọi gian khổ. Dẫu có "áo rách vai, quần thiếu vài mảnh vá" cũng không quan trọng. Vì hơn hết, tình đồng đội gắn kết đã soi chiếu và giúp người lính thêm yêu thương. Ở họ, tình yêu nước nồng nàn, tình đồng chí, đồng đội gắn kết. Hình ảnh kết bài "Đầu súng trăn treo" trong khổ thơ làm ta thấy thêm đẹp bởi ánh sáng của lý tưởng, ánh sáng của niềm tin nơi người lính. Ngòi bút của Chính Hữu thành công với thể thơ tự do, với những hình ảnh rất tự nhiên, bình dị và cách viết giàu hình ảnh để ta thêm hiểu về hình ảnh người lính trong khán chiến chống Pháp.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247