Quá trình hình thành đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật, do vậy sự phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phân bố của khí hậu và sinh vật:
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt và ẩm.
+ Nhiệt ẩm làm phá hủy đá gốc (về mặt vật lí và hóa học) thành những sản phẩm phong hóa, sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất.
+ Nhiệt ẩm ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, tạo môi trường để vi sinh vật phân giải tổng hợp chất hữu cơ cho đất
=> Khu vực khí hậu nóng ẩm quá trình phong hóa mạnh sẽ hình thành các loại đất có lớp mùn dày, màu mỡ (đất feralit đỏ vàng, nâu đỏ...). Càng lên vùng khí hậu lạnh quá trình hình thành đất diễn ra chậm, chủ yếu là đất xám, đất đen nghèo mùn.
- Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất:
+ Thực vật cung cấp chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào khe nứt của đá làm phá hủy đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn, động vật sống trong đất cũng làm biến đổi đất.
+ Thực vật sinh trưởng tốt cũng hạn chế việc xói mòn đất (các cánh rừng)
=> Do vậy dưới những nơi lớp phủ thực vật tốt thường hình thành các loại đất màu mỡ, giàu mùn.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247