Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 1: Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ,...

Câu 1: Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ muốn thể hiện điều gì? Câu 2: Tìm bốn câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết. Câu 3: Tìm những ẩn dụ tron

Câu hỏi :

Câu 1: Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ muốn thể hiện điều gì? Câu 2: Tìm bốn câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết. Câu 3: Tìm những ẩn dụ trong các câu thơ sau và xác định kiểu ẩn dụ a) Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non (Ca dao) b) Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà (Trần Đăng Khoa, Nghe thầy đọc thơ) c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn miêu tả về một người mà em yêu mến, trong đó có sử dụng biện pháp ẩn dụ. Gạch chân dưới câu văn có sử dụng biện pháp ẩn dụ

Lời giải 1 :

Câu 1: Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ muốn thể hiện điều gì?

⇒ Ca ngợi lòng yêu nước, sự yên thương đối với những người chiến sĩ đồng bào, sự cao cả và vĩ đại của Bác Hồ. Đồng thời ca ngợi sự yêu quý của anh chiến sĩ đối với Bác.

Câu 2: Tìm bốn câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết.

1. Ngời ân đức, BÁC nay còn mãi
   Trọng nghĩa nhân HỒ hởi mọi miền
   THÁP MƯỜI ĐẸP NHẤT BÔNG SEN
   VIỆT NAM ĐẸP NHẤT CÓ TÊN BÁC HỒ.

                                      HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI- Việt Cường-

2. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
   Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
   Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
   Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

                                     Bác ơi!-Tố Hữu-

3. Về thăm nhà Bác, làng Sen
   Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
   Có con bướm trắng lượn vòng
   Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.

                            -VỀ THĂM NHÀ BÁC-

Câu 3: Tìm những ẩn dụ trong các câu thơ sau và xác định kiểu ẩn dụ

a) Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non (Ca dao)

b) Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà (Trần Đăng Khoa, Nghe thầy đọc thơ)

c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

a) Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

- Kiểu: ẩn dụ cách thức

b) Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

- Kiểu: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

- Kiểu: Ẩn dụ hình thức, phẩm chất.

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn miêu tả về một người mà em yêu mến, trong đó có sử dụng biện pháp ẩn dụ. Gạch chân dưới câu văn có sử dụng biện pháp ẩn dụ

Anh trai của em là Phan Hoàng Minh Thắng, sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Da hơi đen, mắt sáng, trán cao, bạn bè gọi anh là "Hội hom", nhưng anh học giỏi. Anh là một trong mười sinh viên được điểm cao nhất trong kì thi Đại học năm 2015 của trường Đại học Bách Khoa. Tính anh điềm đạm, ít nói, học hành chăm chỉ, rất khéo tay, giúp đỡ được nhiều công việc cho bố mẹ. Ông bà và bố mẹ em rất yêu quý anh. Nhà nghèo, nhưng anh gom tiền lại mua sách để đọc và tự học. Áo quần mộc mạc giản dị nhưng tủ sách của anh có trên trăm quyển; quyển nào anh cũng kí tên và ghi rõ ngày, tháng mua và đã đọc. Anh rất hiếu thảo. Anh thường hay quan tâm, săn sóc ông bà. Mỗi lần mẹ bị cảm ốm, anh thao thức, lo lắng. Anh nấu nước hương nhu, bạch đàn cho mẹ xông. Anh mua thuốc cho mẹ uống. Anh kính trọng chị Phương, anh săn sóc đứa em út. Anh mua tặng em cái cặp sách rất đẹp và cuốn sách Những tấm lòng cao cả.

Thảo luận

-- gạch chân câu văn có ẩn dụ bạn ới

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2:

1.Tặng cháu

Vở này ta tặng cháu yêu ta

Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là 

Mong cháu ra công mà học tập

Mai sau cháu giúp nước non nhà

2. Bài thơ “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

Trong sổ vàng Trung đoàn chúng con

Năm một chín năm mươi ghi một lần Bác đến.

Sao chỉ ghi ngày giờ, không ghi gì nữa cả?

Con bồn chồn hỏi chính ủy của con.

Chính ủy mỉm cười: Thật, có thế thôi

Bác đến giữa đêm, chiến sĩ mình đang ngủ

Bác bảo: "Đừng làm ồn!", Bác lặng nhìn suốt lượt

Và ngay đêm, Bác lại lên đường.

Từ buổi Bác lên đường bao nhiêu nhớ thương

Bao người đã như con lặng nhìn trong sổ?

Bao năm tháng giữa bồi hồi thức, ngủ

Đến suốt đời con thấy Bác nhìn con!

3. Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.

4:Bác ơi

Tiếng Bác gọi non sông Tổ Quốc
Toàn nhân dân bó đuốc một lòng
Giữ gìn mảnh đất Cha Ông
Chưa đánh tan giặc quyết không trở về

Bao lớp trẻ lời thề ghi khắc
Giữ yên bình từ Bắc Vô Nam
Đạn bom khói lửa ngập tràn
Vững vàng tay súng gian nan chẳng sờn

Tình gắn bó keo sơn một dải
Quyết tiến lên giữ lại quê hương
Lời ca theo khắp nẻo đường
Tiếng Người vang vọng yêu thương dạt dào

Nỗi nhớ Bác làm sao nguôi được
Ngày tháng năm xuôi ngược dòng người
Muôn ngàn màu sắc hoa tươi
Về đây hội tụ bên Người kính yêu.

Câu 3 :

a) Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

    - Ẩn dụ hình thức

 b) Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

    - Ẩn dụ hình thức.

c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

   - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 4:

   Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm.Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi. Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247