Câu 5:
Trùng kiết lị rất có hại cho con người. Chúng ký sinh ở thành ruột con người và hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Cách phòng ngừa trùng kiết lị
– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
– Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống.
Câu 6:
Ngành động vật nguyên sinh:
+ Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào
+ Cơ quan dinh dưỡng
+ Hầu hết dinh dưỡng kiểu dị dưỡng
+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi
Ngành ruột khoang:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi.
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
- Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.
- Sống dị dưỡng
Giun dẹp:
-Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi.
-Lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh.
-Chưa có ruột sau và hậu môn.
-Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
Giun tròn:
-Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu.
-Có khoang cơ thể chưa chính thức
-Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
-Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.
Giun đốt:
-Cơ thể phân đốt và đối xứng hai bên.
-Hệ tiêu hóa cấu trúc hình ống và được phân hóa.
-Hô hấp bằng da hoặc bằng mang.
-Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
Ngành thân mềm:
-Thân mềm, không phân đốt.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Ngành chân khớp:
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp với nhau có thể cử động linh hoạt
- Sự phát triển và tăng trường gắn liền với sự lột xác, vỏ cũ được thay bằng vỏ mới.
- Có vỏ kitin bên ngoài vừa có tác dụng che chở bảo vệ bên ngoài, vừa là chỗ bám cho cơ.
Câu 7:
Tập tính ôm trứng bằng chân chèo của tôm có ý nghĩa bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
Câu 8:
Biến thái không hoàn toàn là: kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
VD: cào cào, gián…
Câu 9:
+Tiêu hóa trong là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim.
+Tiêu hóa ngoài là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa.
c5:
*Tác hại :
- Trùng kiết lị: Nuốt hồng cầu của con người -> Gây viêm loét ở niêm mạc ruột -> Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài -> Gây ra bệnh kiết lị.
- Trùng sốt rét: Phá hủy hồng cầu của con người -> Mất chất dinh dưỡng -> Gây bệnh sốt rét.
* Cách phòng chống:
-Trùng kiết lị:
+Cách ly điều trị triệt để bệnh nhan và người lành mang trùng
+Tẩy uế phòng ở đồ dùng ăn uống và khử trùng phân của bệnh nhân
+Những người phục vụ tiếp xúc vs bệnh nhân phải được ngâm tay bằng dung dịch sát khuẩn
+Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+Vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi,..
+Vệ sinh môi trường: xử lí phân, nước và rác thải đúng quy định
-Trùng sốt rét: các biện pháp phòng tránh sốt rét chủ yếu là phòng muỗi đốt:
+ Khi ngủ phải mắc màn, khi ngủ dậy tháo màn cho vào túi nilon cất.
+ Màn tẩm hoá chất rồi 6 tháng sau mới được giặt.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247