Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 bài viết số 3 : văn nghị luận * Đề...

bài viết số 3 : văn nghị luận * Đề 1 : hảy chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý : ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn ?

Câu hỏi :

bài viết số 3 : văn nghị luận * Đề 1 : hảy chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý : ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn ? * Đề 2 : chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có trí thì nên ? * Đề 3 : chứng minh rằng : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi trường sống ? giúp em với ạ em cảm ơn !

Lời giải 1 :

Đây nha...

image
image
image
image
image

Thảo luận

-- Tui khuyến bạn BC 1 câu nek
-- Đủ bạn có BC tui cx ko bị xóa đâu vì tui làm đúng
-- tôi có xóa đâu
-- Mk chưa bị xoá
-- Mk chỉ bị BC
-- Nhg ko sao
-- Mk làm đúng nên ko sợ bị xoá
-- Cho mik câu tlhn nhé

Lời giải 2 :

Đề 1:

* Bước 1: Chúc làm bài tốt

- Tìm hiểu đề: đề yêu cầu chứng minh về lòng biết ơn. Để chứng minh tốt, đúng vần đề mà bài yêu cầu cần phải xác định đúng ý, vậy các ý cần chứng minh là:

- Phải giải thích câu tục ngữ để cho mọi người hiểu

- Vai trò, sự cần thiết của lòng biết ơn

- Nêu những đẫn chứng cụ thể để đủ sức thuyết phục

- Rồi cuối cùng là nêu đánh giá, nhận xét của em

*Bước 2 - Dàn ý tham khảo:

- Ai xóa cho link mạng

- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''

- Thân bài:

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng

* Những dẫn chứng:

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn

_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ

+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ rất đúng đắn

*Bài làm tham khảo:

     Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

     Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.

     Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong số đó. Với hai từ ''Ăn quả'' là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn '' kẻ trồng cây'' chính là người bỏ công để làm nên. Từ ''nhớ'' trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn'' cũng tương tự như thế. ''Uống nước'' đồng nghĩa với ''ăn quả'', ''nguồn'' đồng nghĩa với ''kẻ trồng cây''.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

    Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.

Đề 2:

* Tham khảo nha ! 

    Có ý kiến cho rằng: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đúng vậy ! Trong cuộc sống, chúng ta có thể tồn tại được là nhờ có môi trường. Vậy, môi trường là gì ? Những cơ sở vật chất như là: nước, không khí, đất, ... tất cả đều thuộc phương diện chung là môi trường. Chắc có lẽ, ai cũng sẽ biết vai trò của từng thành phần trên rồi. Không khí cung cấp nguồn thở cho chúng ta, đây là điều kiện quan trọng nhất để mỗi người có thể sống sót. Nếu nguồn không khí bị ô nhiễm thì dần dần khí Cacbonic sẽ được tồn tại nhiều còn khí oxi dần cạn kiệt. Vậy có thể kết luận rằng chúng ta sẽ chết nếu không khí bị ô nhiễm. Hay nước giúp cho chúng ta không bị khát, nếu nước bị ô nhiễm thì chúng ta sẽ không có thứ gì để uống hoặc ngay cả là dùng trong sinh hoạt hằng ngày; thức ăn thì có thể nhịn được mấy ngày vẫn sống sót nhưng nước là yếu tố chiếm tỉ lệ quan trọng đối với tính mạng của chúng ta; thiếu nước quá lâu sẽ có thể bị tử vong. Chỉ cần thế thôi, chúng ta cũng đa đủ để chứng minh là '' bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ''.

Đề 3:

   Trong nhân gian có câu tục ngữ '' Có chí thì nên '', đó là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Chí ở đây có nghĩa là ý chí, sự kiên cường và nghị lực của mỗi người. Những ý chí ấy sẽ được một kết quả vô cùng tốt là sẽ thành công và nên người. Đó là những phẩm chất đạo đức vô cùng đáng quý, luôn được mọi người xung quanh trân trị và kính mến. Người có ý chí, nghị lực sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đó là động lực để cuộc sống ta mạnh mẽ và vững bước hơn. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247