Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: Trong truyện "Sống chết mặc bay", Phạm Duy...

Câu 1: Trong truyện "Sống chết mặc bay", Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào? 0/1 A. So sánh và tăng cấp. B. Tương phản và phóng đại.

Câu hỏi :

Câu 1: Trong truyện "Sống chết mặc bay", Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào? 0/1 A. So sánh và tăng cấp. B. Tương phản và phóng đại. C. Tương phản và tăng cấp. D. So sánh và đối lập. Câu 2: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn này là gì ? 1/1 A. Làm nổi bật tư tưởng chính của tác phẩm : Sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại. B. Chỉ làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ. C. Chỉ làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành. D. Chỉ làm nổi bật sự đối lập giữa một bên là sức người với một bên là sức trời, sức nước. Câu 3: Giá trị hiện thực của tác phẩm "Sống chết mặc bay" là gì? 0/1 A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với nỗi khổ của người dân. B. Tố cáo những kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. C. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống xa hoa của bọn quan lại với cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân. D. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền. Câu 4: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Sống chết mặc bay là gì? 0/1 A. Lên án sự vô trách nhiệm của bọn quan lại. B. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. D. Cả A và B đúng Câu 5: Theo em, nhan đề ‘‘Sống chết mặc bay” của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì? 0/1 A. Dùng để chỉ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê. B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ xưa đến nay trước cuộc sống của người dân quê. C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại. Câu 6: Phép liệt kê có tác dụng gì? 0/1 A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng. Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì ? "… Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt". (Phạm Duy Tốn) 0/1 A. Nhân hoá B. So sánh C. Liệt kê D. Tương phản Câu 8: Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì ? "Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà : trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa… 0/1 A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động B. Nói lên tính chất bừa bộn, cẩu thả của Lan C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng Câu 9: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng ? 0/1 A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật. C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Câu 10: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ? "Làn điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch". 1/1 A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết B. Nói lên sự bí từ của người viết C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các làn điệu ca Huế. D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn Chỉ ghi đáp án VD 1:A

Lời giải 1 :

 Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: C

Câu 8: B

Câu 9: B

Câu 10: C

Chúc bạn học tốt!~

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. C       2. A        3.C        4.D           5.  A               6.D 
7.C            8.B             9.B        10.C

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247