Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Giúp em với ạ đang cần gấp lắm ạ. câu...

Giúp em với ạ đang cần gấp lắm ạ. câu hỏi 3667570 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp em với ạ đang cần gấp lắm ạ.

image

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu 1:

 Thời kỳ hạt:

Được chia thành 3 giai đoạn:

-Giai đoạn phôi hạt gồm thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt.Thời ký này rất mẫn cảm, dễ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài.

-Giai đoạn hạt ngủ: Sau khi hạt chín, thường có 1 thời gian nằm im.Đó là giai đoạn hạt ngủ. Thời gian ngủ của hạt có thể dài hoặc ngắn.

Người ta phân biệt 2 loại ngủ:

+Ngủ sinh lý là sau khi hạt chín dù có gặp điều kiện thuận lợi cho quá trình nẩy mầm thì hạt vẫn không nảy mầm được mà phải ngủ 1 thời gian.

+Ngủ cưỡng bức là sau khi hạt chín, nếu không gặp điều kiện thuận lợi hạt nẩy mầm. Hạt càng to thì nẩy mầm càng nhanh so với các hạt khác trong cũng loài, mọc càng khỏe.

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng:

Có 2 giai đoạn:

-Giai đoạn cây con: Rễ, thân, lá đã hình thành. Ở giai đoạn này rễ phăn ứng rất nhạy với nồng độ chất dinh dưỡng cao. Vì vậy, bón phân với nồng đọ cao có thể làm cho bộ rễ bị tổn thương, thậm chí làm cho cây khô héo mà chết.

-Giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng:Ở giai đoạn này cây sinh trưởng rất nhanh . Trong kỹ thuật trồng trọt cần tạo điều kiện thuận lợi cho cây tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để tăng năng suất.

-Giai đoạn nụ:Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục sinh trưởng dinh dưỡng đồng thời chuyển sinh trưởng sinh thực. Ở giai đoạn này sức đề kháng của cây giảm đi. Các tác động không bình thường đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của nụ.

-Giai đoạn hoa: Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định ngăng suất rau. Giai đoạn hoa cây chụi ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ, ẩm độ. Nhiệt độ cao hay thấp, nước quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến hiện tượng rụng nụ, rụng hoa.

-Giai đoạn quả: Đặc điểm của các loại rau ăn quả là vừa sinh trưởng vừa cho thu hoạch quả. Vì vậy, cung cấp chất dinh dưỡng ở giai đoạn này là vừa để nuôi quả vừa cung cấp chất dinh dưỡng thân lá. Đối với các loại rau ăn quả thu hoạch nhiều lần, cần đảm bảo cho thân, lá phát triển tốt, các đợt ra quả sau mới có ngăng suất và chất lượng.Vì vậy, rau cần được bón phân và chăm sóc liên tục cho đến đợt ăn quả cuối cùng.

Câu 2:

Cơ cấu giống:

Căn cứ trình độ thâm canh và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng để lựa chọn bộ giống thích hợp cho từng địa phương.

-Các giống chín sớm và trung bình như: DT84, DT92, DT96, DT99,.....Lượng giống sử dụng 50-60 kg/ha.

-Tất cả các giống trước khi gieo phải thứ sức nảy mầm( hạt giống đủ tiêu chuẩn phải có tỷ lệ nảy mầm trên 70%).

-Vụ đông xuân: Bà con gieo giống từ tháng 11-12 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào tháng 2-3 dương lịch.

-Vụ xuân hè: Gieo giống trong khoảng tháng 2-3 dương lịch và thu hoạch vào tháng 5-6 dương lịch.

-Vụ hè thu:Gieo giống trong khoảng tháng 4-5 dương lịch và thu hoạch vào tháng 7-8.

-Căn cứ đặc điểm thời gian sinh lợi (lưu ý đến yếu tố thời tiết vào thời kỳ ra hoa-đậu quả).

-Nên luân canh, xen cạnh đậu tương với cây trồng khác họ( không trồng đậu tương qua nhiều vụ trên cùng một chân đất hoặc vụ  trước đã trồng cây họ đậu).

-Đậu tương là cây không kén đất, nhưng để có năng suất cao nên ưu tiên có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, giữ ẩm và thoát nước tốt: đất thịt nhẹ, đất cát pha, phù sa ven sông,....

-Đât phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại;Đất dốc phải thiết kế thánh băng chống sói mòn. Đất phải lên luống tạo rãnh thoát nước kịp thời khi mưa to( mặt luống ruộng 1,0-1,2 m, cao 15-20 cm, rãnh cộng 25-30 )

Mật độ, khoảng cách trồng rau:

-Lượng giống gieo trồng/ sào(360m2):Đậu tương 2,0-2,2 Kg

-Khoảng cách gieo: Hàng cách hằng 60-65 cm. Cây cách cây 15 cm. Mật đọ 3.600-4.000 khóm/sào.

-Cách gieo: Chọc lỗ sâu 1,5-2 cm, bỏ hạt, lấp đất; gieo 2 hạt/hốc, khoảng cách hốc 15 cm. Thông thườngcos 0,3 cách gieo hạt giống:

+Phương pháp gieo vãi: Thông thường gieo vãi áp dụng với ruộng cao, đất chỉ cần cày lên là có thể gieo vãi. Mật độ gieo 3Kg/sào gieo đều là đảm bảo.

+Phương pháp tra rạch: Gặt sát gốc rạ, sau gặt tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rãnh cách nhau 1,5 m(bằng bề ngang luống).Sau đó dùng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2-3 cm, các rạch cách nhau 30-35 cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3-5 cm.

+Phương pháp tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gộc rạ, tra mỗi gốc rạ 1-2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ hạt đậu sẽ không hút được ẩm để này mầm.

*Chú ý: không gieo hạt vào những ngày mưa to, hạt bị trương nước làm giảm sức nảy mầm; Phơi lại hạt giống trước khi gieo, phơi trên ning, nia, dưới nắng nhẹ để kích thích nảy mầm.

*Trừ cỏ:

-Trước khi gieo đậu 5-7 ngày, cần làm sạch cỏ dại, cắt bỏ các lá khô, lá vằng, lá sâu bệnh và lá già khuất sáng trên cây ngô, kết hợp phun thuốc phòng trừ cỏ dại. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc trù cỏ như Cariza 5EC, Gromoxone 20SL, Wisdom 12.....

-Khi cây có 1-2 lá thật, kiểm tra tiar bỏ các cây còi cọc, cây sâu bệnh... chỉ để lại 1-2 cây đậu khỏe/khóm.

*Bón phân :

-Bón đủ phân hữu cơ hoai mục ( nếu không có phân chuồng hoặc phân rác hoai mục có thể thay thế bằng phân hữu co vi sinh), bón cân đối N-P-K và đủ lượng Canxi.

Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi bột nên trộn đều, rồi ủ vài ngày trước khi bón để tăng hiệu quả sử dụng phân.

-Không cần bón phân qua rễ. Vì cây đậu dưới 3 lá thật, có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhờ dư lượng phân bón trong đất từ cây trồng trước đó. Đậu tưởng từ 4-5 lá thật trở lên, sẽ tự tổng hợp được dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng của cây thông qua hệ vi khuẩn nốt sần hình thành trên rễ.

-Phun bón lá kết hợp với chế phẩm tăng ra hoa đậu quả 6 lần: Trước, trong thời gian ra hoa. Sau đó, cứ 7 ngày 1 lần phun nhắc lại. Có thể sử dụng một số phân bón lá, chế phẩm đậu quả như: Atonik 1.8 DD, Grow more, Agriseed-Mg, thuốc đậu quả Bo TRS-108...

*Lưu ý: Những vùng đất chưa nên bón phân lân nung chảy.

*Phòng trừ sâu bệnh:

-Sau khi gieo, cần kiểm tra để lấp kín toàn bộ hạt.

-Các lần bón thúc cho đậu tương, cần kết hợp với xới xáo làm cỏ, tạo độ thoáng khí để vi khuẩn nốt sần hoạt động tốt, đậu tương phân cành sớm. Đặc biệt sau khi mưa rào phải xáo phá váng nay, giúo bộ rễ phát triển thuận lợi.

-Khi cây đậu tương bắt đầu ra hoa có thể phun các loại phân bón qua lá để bổ sung vi lượng cho cây.

-Giai  đoạn từ khi cây mọc đến khi đậu tương phân cành cần chứ ý sự xuất hiện và gây hại của sâu xám, dòi đục thân, bệnh lở cổ rễ.

-Giai đoạn từ khi cây ra hao đến cuối vụ cần chú ý: dòi đục hao, sâu đục quả, sâu cuốn lá,.....

+Phòng trừ dòi đục thân, sâu khoang, sâu xám,...:Rải Regent 3G trên mặt luống 2 lần ( khi gieo đậu và sau cây mọc 5-7 ngày)

+Phòng trù sâu cuốn lá, đục quả: Sử dụng thuốc Sherpa 2%, Motox 5 EC...Phun 3 lần ( kết hợp với phân bón lá): Trước ra hoa 5*7 này, trong giai đoạn cây ra hoa, sau hoa rộ lần đầu 5-7 ngày .Nếu sâu lại phát sinh gia tăng, cần tăng số lần phun thuốc.

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247