Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 4:Lập dàn ý cho các đề bài sau: Đề...

Câu 4:Lập dàn ý cho các đề bài sau: Đề 1:Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:''Ko thầy đố mày làm nên'' . Nhưng có lúc lại khẳng định ''học thầy ko tày học bạn''.

Câu hỏi :

Câu 4:Lập dàn ý cho các đề bài sau: Đề 1:Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:''Ko thầy đố mày làm nên'' . Nhưng có lúc lại khẳng định ''học thầy ko tày học bạn''. Em hãy lập dàn ý bài văn chứng minh về vấn đề học ở thầy và học ở bạn như thế nào là đúng. Đề 2:Hãy chứng minh rằng : Là học sinh cần rèn luyện thói quen tốt trong gia đình, nhà trường và lớp học. Đề 3: Nước ta có nhiều người vượt lên số phận, học tập thành công. Em hãy lập dàn ý bài văn chứng minh để các bạn thấy: Những con người vượt lên số phận, học tập thành công đều là những tấm gương sáng để các bạn học tập và noi . Sẽ vote 5* và cho câu trả lời hay nhất ạ .

Lời giải 1 :

Câu 4: Ai xóa cho link mạng !

Đề 1: Dàn ý tham khảo !

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận chứng minh

- Dẫn dắt để đi vào hai câu tục ngữ '' Không thầy đố mày làm nên '' và '' Học thầy không tày học bạn ''

II> THÂN BÀI:

1. Phân tích hai câu tục ngữ:

- Không thầy đố mày làm nên: câu tục ngữ muốn ca ngợi vai trò của người thầy đối với mỗi người, không chỉ trong lĩnh vực kiến thức học tập mà còn về nhiều vấn đề xã hôị, nghề nghiệp, ...

- Học thầy không tày học bạn: ở đây câu tục ngữ chỉ có ý đề cao hơn giá trị của tình bạn, sự am hiểu và cảm thông giữa những người bạn với nhau sẽ dễ dàng hơn

-> Khi đọc hai câu tục ngữ thì có lẽ mâu thuẫn nhưng chúng lại có ý nghĩa bổ sung cho nhau

2. Chứng minh hai câu tục ngữ:

- Không thầy đố mày làm nên: nêu ra những dẫn chứng về người thầy trong trường, thầy dạy chúng ta học nghề, ...

- Học thầy không tày học bạn: giữa mối quan hệ bạn bè với nhau sẽ dễ chỉ dẫn, cảm thông về những suy nghĩ của nhau, không cần phải quá tôn nghiệm như đối với thầy

3. Liên hệ bản thân:

- Nêu ra những dẫn chứng về bản thân ở trường, lớp

III> KẾT BÀI:

- Nêu nhận xét của em về hai câu tục ngữ trên

Đề 2:

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận chứng minh

- Dẫn dắt vấn đề đi vào thói quen tốt mà học sinh cần có

II> THÂN BÀI:

1. Nêu hiện trạng:

- Hiện nay còn một số HS chưa có thói quen tốt trong đời sống hàng ngày

- VD: còn làm biếng, vui chơi, lười học, ...

2. Chứng minh:

- Là học sinh cần rèn luyện thói quen tốt trong gia đình, nhà trường và lớp học: thì mới được nhiều người yêu quí

- Rèn luyện được những đức tính cao quý như là: kiên trì, chăm chỉ, ...

3. Liên hệ bản thân:

- Những người xung quanh mình và bản thân khi ở nhà

III> KẾT BÀI: 

- Nêu nhận xét của em

Đề 3:

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận chứng minh

- Dẫn dắt vấn đề đi vào người vượt lên số phận, học tập thành công

II> THÂN BÀI:

1. Nêu hiện trạng:

- Những ví dụ ngoài đời hoặc trong sách

2. Chứng minh:

- Nêu ví dụ về họ đều là những tấm gương và là nguồn động lực cho chúng ta

3. Liên hệ bản thân:

- Cần có gắng thật tốt

III> KẾT BÀI: 

- Nêu nhận xét của em

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247