Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Giúp mik vs hứa sẽ vote 5* cho ai trả...

Giúp mik vs hứa sẽ vote 5* cho ai trả lời đúng Liên hệ thực tế: Bài 1: Viết một bài văn lập luận chứng minh câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" tron

Câu hỏi :

Giúp mik vs hứa sẽ vote 5* cho ai trả lời đúng Liên hệ thực tế: Bài 1: Viết một bài văn lập luận chứng minh câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" trong đại dịch. Bài 2: Viết một bài văn lập luận chứng minh câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách" trong đại dịch.

Lời giải 1 :

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải "Thương người như thể thương thân". Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và dó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc... lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải wa đau khổ, bệnh tật, túng thiếu... thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính vơi bản thân mình.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xh VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự wuan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước co rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật... Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhanái và đoàn kết của dân tộc VN.
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

Sự phá vỡ ý thức chấp ngã không chỉ giúp chúng ta có thể mở lòng thương yêu người khác, mà thật ra còn có thể hiểu đó là sự thương yêu chính bản thân mình. Khi trong nhận thức của chúng ta đã không còn nữa một “cái ta” riêng rẽ, thì sự thương yêu mà chúng ta dành cho người khác cũng chính là cho bản thân mình, và sự tu dưỡng hoàn thiện hay bất cứ một điều tốt đẹp nào ta thực hiện cho bản thân vào lúc này lại cũng chính là vì tất cả mọi người. Vì thế mà câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” có thể xem là một cách diễn đạt chính xác nhất mối quan hệ hai chiều này.

***

Cách đây nhiều năm, tôi có thăm gia việc tổ chức một lớp học tình thương ở địa phương vào dịp hè. Lớp học đặt trong khuôn viên một ngôi chùa. Trong số những người giảng dạy, ngoài tôi ra còn có một giáo viên nữ đã nghỉ hưu và một vị tăng sĩ. Tuy chỉ có ba người nhưng chúng tôi phải đảm nhận đến hơn trăm học sinh, chia thành nhiều lớp. Số tiết dạy khá nhiều và chúng tôi phải làm việc tích cực vì hầu như có rất ít thời gian để chuẩn bị bài. Không bao lâu, vị giáo viên về hưu khá lớn tuổi đã ngã bệnh và phải rời bục giảng. Tinh thần học tập của các em không cho phép chúng tôi bỏ lớp, và vì thế mà hai người còn lại buộc phải chia nhau tất cả số tiết dạy.

* * *

Khoảng một tháng trước khi khóa học kết thúc thì vị tăng sĩ ngã bệnh. Sau khi khám bệnh mới biết là thầy đã mắc bệnh lao phổi và bắt buộc phải điều trị dài hạn. Nhớ lại khoảng thời gian này, quả thật chưa bao giờ tôi phải làm việc nhiều đến như thế! Cũng may là tôi đã cố gắng cầm cự được cho đến khi kết thúc khóa học mà không phải buộc các em học sinh nghỉ học. Tuy nhiên, cái giá phải trả sau đó là chính tôi cũng không khỏi “tiều tụy” đi mất mấy tháng!

* * * * *

Thật ra, tất cả chúng tôi đều đã sai lầm. Chúng tôi đã không thực sự hiểu được ý nghĩa của câu “Thương người như thể thương thân”. Trong khi hết sức nhiệt tình giúp đỡ cho việc học hành của các em thì chúng tôi lại không quan tâm đúng mức đến chính bản thân mình! Chúng tôi đã đối xử bất công với chính mình mà không thấy được rằng đó cũng chính là thiếu sự thương yêu!

* * * * *

Nhiều năm sau, mỗi khi gặp nhau chúng tôi vẫn thường nhắc lại câu chuyện về lớp học tình thương “quá tải” như một kinh nghiệm thực tiễn quý giá. Chính kinh nghiệm này đã giúp tôi hiểu ra và điều chỉnh lại một cách hợp lý hơn mọi sinh hoạt của mình trong cuộc sống.

* * * *

Trong thực tế, rất nhiều người trong chúng ta khi nhiệt tình lao vào hoạt động xã hội hay phụng sự những lý tưởng cao đẹp cũng rất thường quên đi bản thân mình, và đây thực ra không phải là một thái độ sáng suốt. Chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác, tất nhiên đã là sai lầm. Nhưng lao vào công việc vì người khác mà không quan tâm đến bản thân mình cũng là một sai lầm khác. Cả hai sai lầm này đều không thể dẫn đến kết quả hoàn toàn tốt đẹp.

* * * * *

Vì thế, người thực sự có lòng thương yêu chính là phải biết yêu người, yêu mình. Khi đã nhận thức đúng về sự tương quan tồn tại trong toàn thể thì chúng ta không có lý do gì để duy trì một sự “phân biệt đối xử”, cho dù là đối với chính bản thân ta.

Dân tộc Việt Nam ta được biết đến là một dân tộc anh hùng, và vốn là một dân tộc mà đã có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Qủa thật ta như thấy được rằng chính lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó dường như cứ ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn và có những gian khổ. Ta như thấy được rằng chính truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt, vào xương tủy của con người và nó cũng đã được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ… mà ông cha ta thường nhắc nhở cho thế hệ bây giờ đó chính là lời dạy “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ hay và thật ý nghĩa, ta nên biết được rằng không phải ngẫu nhiên mà ông cha như đã mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ đặc sắc trên cũng đã gợi lên những hình ảnh quen thuộc, nó như rất gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống con người của chúng ta hiện nay.

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành” chúng ta luôn nhớ ngay ra đó chính là chiếc lá còn nguyên vẹn. Chiếc lá lành nó như còn giữ nguyên dáng hình không bị rách hay va đập vào đâu. Câu nói “Lá rách” đó chính là chiếc bị sâu đã ăn, đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyên vẹn như lúc trước nữa. Nếu như ta ngước nhìn lên một cái cây xanh tươi thì sẽ thấy được những tán lá xanh đó được kết cấu bởi nhiều chiếc lá đan cài với nhau. Có cả với đó là chiếc lá rách và chiếc lá lành, lá lành như ôm lấy lá rách để làm cho cây thêm xanh hơn. Và nói chuyện của những chiếc lá thì gợi ra chuyện của con người hiện nay. Là những người, những gia đình mà khá giả về kinh tế, cuộc sống sung túc đủ đầy thì sẽ giúp cho những gia đình gặp khó khăn, họ cưu mang và đùm bọc lẫn nhau để có thể vượt qua những bấp bênh cuộc sống ngày nay.



Hàng năm cứ vào mùa bão lũ nhân dân miền Trung lại phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. Và lúc này thì tinh thần “Lá lành đùm lá rách” được nêu cao. Với tình thương, sự tương trợ lẫn nhau của cả cộng đồng thì đã giúp cho người dân miền Trung nhanh chóng phục hồi được phần nào những đau thương, mất mát. Qủa thực “Lá lành đùm lá rách” không hề sai khi được coi là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt đạo lý này. Có như thế thì nhân dân ta mới thoát được những cảnh đói khát.

Ngược lại nếu như chúng ta không giúp đỡ sẻ chia những người kém may mắn trong khi mình lại có khả năng giúp họ phần nào. Thì bạn đúng là một người vô lương không có tình thương nhân loại, chắc chắn trong cuộc sống nếu như con người mà lại vô ơn trên nỗi đau của người khác thì bạn sẽ tự cô lập mình. Một thế giới cô đơn thiếu vắng đi những sự chia sẻ và cảm thông sẽ bủa vây xung quanh bạn. Nếu như bạn không muốn trở thành người biệt lập thì hãy dang rộng tay ra để giúp đỡ con người dù là một phần nhỏ thôi, bạn nhé!

Ta có thể nhận thấy được rằng chính những sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn thì chắc chăn họ sẽ an ủi được phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Những sự cưu mang, đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau luôn luôn được đánh giá là một tình cảm thiêng liêng quý báu. Hơn hết đó còn được nhân lên chính là đạo lí làm người. Khi chúng ta lại cùng sống trên một lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, có cùng một tổ tiên, một lịch sử. Cho nên chính vì như vậy là anh em trong một nhà. Chuyện “Lá lành” hay “lá rách” thì tựu chung lại nó cũng vẫn là lá vậy, không ai có thể thay đổi được điều này. So với cảnh nghèo hay giàu, sang hay hèn khi sống đúng với luân thường đạo lý đều là con người, thì mỗi chúng ta đối xử với nhau cho ra được những lẽ phải những đạo lý làm người sâu sắc và cần phải học hỏi.



Thông qua lời dạy trên thì đã gửi gắm cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà dường như trong mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt. Và để có thể có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, và sự đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết dường nào. Qủa thật ta như thấy được rằng chính những lời nhắc nhở của cha ông sẽ như là một kim chỉ Nam, như một phương châm cho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này.



Mình chỉ làm dc này thôi còn trong đại dịch thì khó quá

Bn cs thể tham khảo vài câu mình k cần 5 sao đâu.Sorry bn rất nhiều

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu: Thương người như thể thương thân.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sống của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. Cũng chính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì "vị kỉ" và "ích kỉ" là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên: Hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đói, quên lạnh, cứu sống bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau.

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247