Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn.Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung thoải mái nhất khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác khướu giác và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng thân thuộc gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được Nguyễn Trãi gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
"Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
CHÚC BN HOK TỐT!!!
Bài MK Đây Nhé Bn
QĐND - Nguyễn Trãi (1380 – 1442), tự là Ức Trai - một nhân tài kiệt xuất trong lịch sử nước ta, văn võ song toàn. Nói riêng thơ văn ông, một trong những nội dung nổi bật là tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân.
Thơ viết về thiên nhiên của Ức Trai chiếm phần lớn và cũng là những bài thơ hay nhất trong hai tập thơ của ông. Những dẫn chứng về thơ Nguyễn Trãi, trong bài viết này – đều theo tập “Thơ chữ Nôm” (do hai nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, xuất bản năm 1956) và tập “Thơ chữ Hán” (do các nhà Hán học uyên thâm: Phan Võ, Lê Thước và Đào Phương Bình dịch, NXB Văn hóa, Hà Nội, xuất bản năm 1962).
Thiên nhiên thấm đẫm cảm xúc, tâm hồn thi nhân Nguyễn Trãi. Thiên nhiên nước ta, qua con mắt nhà thơ Nguyễn Trãi, hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng. Đứng trước một cảnh vật, từ những cảnh tượng hùng vĩ như Vân Đồn, cửa bể Bạch Đằng, cửa bể Thần Phù, đến những cảnh bình dị như một ánh trăng, một buổi chợ, một bông hoa nở, một nõn chuối, một luống mồng tơi, hay một tiếng chim kêu,... tất cả đều gợi lên trong tâm tưởng Ức Trai những tứ thơ mênh mông, lai láng, những khoảnh khắc say sưa, nồng nhiệt. Thật đúng là Nguyễn Trãi đã có một mối tình với thiên nhiên, như ông viết: Non nước cùng ta đã có duyên (Tự thán-4). Ông đã biểu hiện thiên nhiên ấy với nhiều màu sắc, đường nét, âm thanh. Thiên nhiên ấy mang hồn người, mang tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.
Hãy xem phong cảnh của vùng núi Vân Đồn (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh): Lộ nhập Vân Đồn san phục san/ Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan/ Nhất bàn lam bích trừng minh kính/ Vạn hộc nha thanh đọa thúy hoàn” (Vân Đồn); dịch nghĩa: Đường vào Vân Đồn núi rồi lại núi/ Trời bầy đất đặt nên áng kỳ quan/ Một mâm lam biếc, (nước) lắng tấm gương trong/ Muôn hộc đen xanh, (núi) bỏ xõa mái tóc màu thúy. Còn đây là những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ của cửa bể Bạch Đằng – nơi diễn ra những chiến thắng vang dội của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và Trần Hưng Đạo đánh tan giặc Nguyên - Mông: Gió bấc thổi mặt biển, thế nước lên cuồn cuộn/ Giương cánh buồm thơ nhè nhẹ lướt qua sông Bạch Đằng/ Như cá sấu bị chặt, cá kình bị phanh, núi uốn quanh co/ Như cây giáo chìm, như chiếc kích gẫy, bờ xây lởm chởm... (Bạch Đằng hải khẩu). Bài thơ toát lên lòng tự hào của Nguyễn Trãi về truyền thống dân tộc kiên cường chống giặc ngoại xâm. Và đây là cảnh trí thơ mộng nhưng không kém phần hùng tráng của cửa bể Thần Phù (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa): Thần Phù qua đó, lúc đêm khuya/ Gió mát trăng thanh cảnh tuyệt kỳ/ Măng mọc nghìn đầu, non dựng đứng/ Rắn xanh một dải, nước quanh đi/... (Thần Phù hải khẩu). Còn đây nữa, cảnh đẹp núi Dục Thúy (ở Ninh Bình): Cửa biển có núi tiên/ Năm xưa thường đi về/ (Như bông) Hoa sen nổi trên mặt nước/ Cảnh tiên sa xuống trần gian/ Bóng tháp như cái trâm ngọc xanh cài vào/ Món tóc biếc chiếu trong làn sóng/... (Dục Thúy sơn).
Có những khi thiên nhiên làm cho nhà thơ ngây ngất, cảm hứng của tác giả càng dạt dào, mãnh liệt. Và, cũng như Lý Bạch (nhà thơ nổi tiếng đời Đường - Trung Quốc), Nguyễn Trãi tha thiết với trăng. Trăng tạo nên tứ thơ phóng khoáng, tự do, nâng tâm hồn nhà thơ lên đến tột đỉnh của cảm xúc: Góc biển bên trời mặc ý ngao du/ Trong cõi kiền khôn, đến đâu cũng phóng tầm mắt thơ/ Hát chài cất lên ba lần, mặt hồ có khói thêm rộng mênh mông/ Sáo mục đồng thổi lên một tiếng, mặt trăng trên không càng lên cao vút/ Đêm thanh dựa vào khoảng không ngắm xem vũ trụ/ Gió thu thổi thừa hứng cưỡi lên cá kình, cá ngao/ Sau khi muôn việc đã thoáng quên/ Lẽ màu nhiệm thật đáng đưa vào chén rượu đục (Chu trung ngẫu thành). Đặc biệt, trong bài “Côn Sơn ca”, bằng những nét tả thực rất sinh động, ta thấy nhà thơ chan hòa trong cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, với nhiều màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng: Côn Sơn nước chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai/ Côn Sơn có đá rêu phơi/ Ta ngồi trên đá, như ngồi chiếu êm/ Trong ghềnh, thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát, ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn/....
Ở thế kỷ XV, văn học viết của ta đang trên đà xây dựng và phát triển, Nguyễn Trãi đã tìm tòi một thể thơ mới cho dân tộc, để thoát khỏi ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Tống. Trong thơ chữ Nôm, ông tạo nên thể thơ lục ngôn, với những câu thơ 6 chữ, mới lạ so với đương thời: Dò trúc, bước qua lòng suối/ Tìm mai, theo đạp bóng trăng (Tự thán-7); hoặc: Rỗi hóng mát, thủa ngày trường (Bảo kính cảnh giới-43);... Về ngắt nhịp trong câu thơ thất ngôn, nhiều khi ông không theo nhịp 4/3 như trong thơ Đường, thơ Tống, mà ngắt nhịp rất tự do, phóng khoáng, tùy theo cảm xúc. Ví như ngắt nhịp 2/2/3: Khách đến/ chim mừng/ hoa xảy động/ Chè tiên/ nước kín/ nguyệt đeo về (Thuật hứng–3). Nguyễn Trãi dùng nhiều từ láy – một hình thức độc đáo, sinh động của ngôn ngữ dân tộc: Hương cách gác vân, thu lạnh lạnh/ Thuyền kề bãi tuyết, nguyệt chênh chênh (Bảo kính cảnh giới-31). Nguyễn Trãi có những câu thơ diễn tả một niềm vui thanh thoát, tế nhị, kín đáo mà tứ thơ rất mới lạ, đáng để chúng ta ngày nay phải... “giật mình”, kính nể. Ví như ông tả nõn chuối: Tình thư một bức, phong còn kín/ Gió nơi đâu, gượng mở xem (Ba tiêu). Ở đây, trí tưởng tượng của nhà thơ thật kỳ diệu.
Thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện lòng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ. Nó khẳng định chỗ đứng của Nguyễn Trãi ở giữa cuộc đời, trong lòng nhân dân, không hề thoát tục.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247