Như chúng ta đã biết, mùa xuân là mùa hội tụ của các thi sĩ, là một mùa mang đậm chất thơ, cũng giống như các nhà thơ khác, nhà thơ Thanh Hải cũng đã cảm nhận được mùa xuân để sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để thể hiện ước nguyện nhỏ nhoi, cuối cùng trong đời của ông trước khi từ trần. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một bài thơ rất đặc sắc, đơn giản mà ấn đậm những dòng cảm xúc, ước nguyện của ông, điển hình qua hai khổ thơ trong bài:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Ôi, chỉ vẻn vẹn hai khổ thơ thôi mà ta thấm nhuần được biết bao nhiêu cảm xúc. Tác giả muốn hóa thân vào những cảnh vật mà mình đang thấy, đang nghe trước mắt. Từ “ta” của tác giả không chỉ là cảm xúc chung của mọi người mà là chỉ riêng tác giả thôi, tác giả chỉ muốn một mình dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước. “Ta làm con chim hót”, ôi…câu thơ nghe êm ái làm sao, ước nguyện của tác giả thật khiêm tốn, chỉ muốn làm một con chim trong muôn vàn loài chim trên đất nước, chỉ muốn cất một tiếng hót trong bao nhiêu rung động của đất trời góp thêm một sắc xuân nhỏ nhoi cho đất nước. Kế nữa, tác giả lại muốn làm một cành hoa, có lẽ chỉ là một cành hoa dại ven đường thôi, cành hoa mang một màu sắc nhẹ nhàng và quyến rũ, một cành hoa của “mùa xuân nho nhỏ” chen chút với bao cành hoa đẹp đẽ, quí hiếm khác để đi vào cái “mùa xuân của đất nước” một niềm khao khát nhưng đáng quý biết bao! Đẹp đẽ biết bao! Sau đó tác giả lại muốn nhập vào một bài ca chỉ bởi “một nốt trầm xao xuyến”, chỉ một nốt trầm trong một bài ca thôi, một nốt trầm mà khi nghe xong ta lại còn vương vấn. Tác giả muốn cất lên một âm vọng bình thường mà lặng lẽ, muốn góp thêm cho cuộc đời một nốt nhạc trong những âm vang hấp dẫm hơn khi đất nước đang bước vào một mùa xuân rực rỡ.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.
Đến đây, có lẽ giọng thơ đã trầm lại. Bây giờ, tác giả đã muốn dâng cả cuộc đời mình cho đất nước, nhưng thực chất lại là dâng một cái rất nhỏ “một mùa xuân nho nhỏ”, tuy mùa xuân của tác giả nhỏ nhưng nó là cả hàng triệu trái tim của những con người Việt Nam dâng cho đất nước một mùa xuân, một mùa xuân trong một mùa xuân rộng lớn của đất nước. Thanh Hải âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời” một món quà rất đặc biệt, đó là “mùa xuân nho nhỏ”, một mùa xuân mà chưa ai nghĩ đến. Thơ rất độc đáo, rất hay và rất tình cảm. Tác giả luôn muốn cống hiến tất cả cuộc đời mình vào đất nước dù ở bất cứ thời điểm nào của cuộc đời:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp từ “dù” nó như là một lời hứa, một sự khẳng định là mãi mãi, là vĩnh viễn sẽ không bao giờ phai theo thời gian. Dù khi còn trẻ hay khi đã già thì tác giả vẫn cống hiến. tác giả thật là một người đáng khâm phục, một người rất thơ, rất tình cảm!
Với những âm điệu rộn ràng, rồi lại trầm lặng, từ ngữ sâu sắc, luyến láy rất vần tác giả đã đưa ta một “Mùa xuân nho nhỏ” của riêng mình để rồi ước nguyện cùng tác giả. Chỉ những hình ảnh ước muốn: con chim, cành hoa, một nốt trầm trong một bản hòa ca,… mà tác giả khiến ta thấu được biết bao nhiêu là tình cảm. Những ước nguyện thật khiêm tốn giản đơn mà lại đầy ý nghĩa, tác giả thật là một người đáng kính nể! Luôn muốn dâng hết tất cả cuộc đời mình cho đất nước. Gấp trang sách lại, em lại cảm thấy một cái gì đó bồi hồi, xao xuyến muốn đọc lại lần nữa. Những ước nguyện nhỏ nhoi, khiêm tốn của tác giả lại khiến cho người đọc động lòng. Thật độc đáo!
CHÚC BẠN HỌC TỐT
"Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ viết trên giường bệnh mà sao vẫn tươi thắm một tinh thần lạ quan, yêu đời, vẫn bừng lên một sức sống mãnh liệt. Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của đất trời xứ Huế vào xuân, vẻ đẹp của những con người đang "hối hả xôn xao " xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhà thơ cất lên tiếng hát:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa "
Tiết tấu câu thơ sôi nổi với nhịp thơ 2/3 của thể thơ 5 chữ kết hợp với âm "a " vang mở như một lời ca trong sáng, hào hứng mà rất tự nhiên. Điệp ngữ "Ta làm " nhấn mạnh ý thức tự nguyện của nhà thơ. Các chọn hình ảnh cũng tự nhiên mà hợp lí: "con chim ", "cành hoa " vốn nhỏ bé trong đời, nhưng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, hoa tỏa hương khoe sắc tô điểm cho mùa xuân đất mẹ. Lấy cái đẹp của thiên nhiên để thể hiện cái đẹp của lòng người, nhà thơ nói lên ước vọng tha thiết và khiêm tốn muốn góp phần nhỏ bé làm nên mùa xuân đất nước.
Trong bản nhạc hòa ca chung của đất nước đang hối hả xôn xao "đi lên phía trước ", tác giả ước nguyện:
"Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp điệu dồn dập, lôi cuốn như thúc giục lòng người "nhập vào hòa ca", là nhập vào cuộc sống vui tươi, sinh động để xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuộc sống ấy, tác giả nguyện làm "Một nốt trầm xao xuyến ". Không phải là một âm thanh cao vút, véo von, chỉ đơn sơ là một nốt nhạc trầm trong cái bè trầm làm nền của bản hòa ca, nhưng phải là nốt nhạc say đắm làm "xao xuyến " tâm hồn. Nghĩa là những cống hiến tuy khiêm tốn, nhỏ bé nhưng có ích cho đời.
Tiếng chim, cành hoa , nốt nhạc góp phần làm nên mùa xuân trong tâm hồn tác giả:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời "
Tâm niệm của nhà thơ thật cảm động: muốn sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, giữ tâm hồn tràn đầy sức sống như màu xuân. Nhưng chỉ là "mùa xuân nho nhỏ ', vì mùa xuân lớn thuộc về đất trời, về xã hội không một cá nhân nào làm nổi. Nhưng mỗi cá nhân có thể đóng góp mùa xuân của cuộc đời riêng cho mùa xuân của cuộc đời chung làm cho nó phong phú, rực rỡ thêm. Đến đây, ta hiểu ý nghĩa nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ ". Thật đáng quý thay ước nguyện khiêm tốn mà vô cùng chân thành, cảm động của nhà thơ. Không ồn ào, khoa trương mà chỉ "Lặng lẽ dâng cho đời "
Cảm động hơn nữa, nhà thơ mong ước: dù khi đã qua tuổi xuân của mình, vẫn được là mùa xuân nho nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao của đất nước:
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Vẫn là nhịp thơ 2/3 sôi nổi, hào hứng, ở đây điệp ngữ "Dù là " trong cái thế cân đối, nhịp nhàng của hai câu thơ vang lên như một lời khẳng định để tự dặn dò mình: phải kiên trì, vượt qua tuổi già, bệnh tật để sống cống hiến cho đời. Hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi ", "tóc bạc " với kết cấu đối lập giữa hai câu trên và hai câu dưới chứng tỏ nhà thơ ý thức được cái giới hạn của cái vô hạn của đất nước mà đem lại mùa xuân nho nhỏ của đời mình góp vào mùa xuân lớn lao của đời chung
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247