A. Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý khái quát
- Khẳng định câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ là đúng đắn
II. Thân bài:
1. Giải thích khái quát ý nghĩa câu tục ngữ:
- Có chí nghĩa là gì ? _ Nghĩa là có những ước mơ, hoài bảo hay tư tưởng nào đó mà chúng ta luôn đảm bảo những tinh thần vươn lên, nghị lực để hoàn thành cái mơ ước đó
- Nên là gì ? _ Là đạt được những thành công sau những nỗ lực, cố gắng cho các hoài bảo, tư tưởng của mình
- Tại sao lại nói có chí thì nên ? _ Vì có ý chí, nghị lực sẽ tạo nên niềm tin, sự cố gắng của chúng ta để hoàn thành những tư tưởng một cách tốt hơn
2. Chứng minh câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ là đúng đắn
* Luận điểm:
- Có chí sẽ mang lại ý nghĩa gì đối với cuộc sống chúng ta ? _ Nếu trong cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì tất cả đều chỉ là vô vọng, không có một khát khao thành công
- Có ý chí trong những lĩnh vực gì ? _ Trong nhiều lĩnh vực như đối với học sinh, chúng ta vẫn cần có ý chí để chăm học hơn, để đạt được thành tích cao hơn trong bước đầu của con đường học vấn. Hay là trong sự nghiệp, thời thanh niên - sự nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tương lai về sau của mỗi người. Vì thế mà ta cũng cần phải có chí để tạo ra những hướng đi đúng đắn trên con đường này và sẽ đạt được thành công
* Luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng ):
- Những tấm gương tiêu biểu cho người có ý chí, như là:
+ Bác Hồ: người là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc luôn có nghị lực vươn lên
+ Anh Nguyễn Ngọc Kí: người thầy giáo từng là một học sinh bị liệt cả hai tay phải tập viết bằng chân mà vẫn thành công
+ Hoặc là một số người nổi tiếng khác …
3. Liên hệ với đời sống thực tế:
- Trong trường lớp, những người bạn xung quanh ta cũng có chí vươn lên để đạt thành tích học tập cao
- Bản thân ta, có những biểu hiện của người có ý chí
4. Phê phán, lên án những người không có ý chí vươn lên:
- Tuy nhiên, ở một só trường hợp cũng không có đức tính vươn lên những khó khăn mà chỉ biết ỉ lại
- Những nguời như thế thường thất bại trong mọi việc mà không có lối thoát cho sai lầm đó nếu không biết sửa chữa
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
- Đưa ra lời khuyên cho tất cả mọi người
B. Bài làm tham khảo:
Trong cuộc sống, khó khăn hay những thử thách là điều không thể tránh khỏi. Vì chúng ta đang được ‘’ sống ‘’ mà sống thì phải biết vượt lên những khó khăn ấy. Đó là chân lí để cuộc sống ta tốt đẹp hơn và để ta có thể vững bước hơn trên đường đời của mình. Từ những kinh nghiệm ấy, câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ đã được nhân dân ta đúc kết nên.
Trước hết, ta cần hiểu chính xác ý nghĩa khái quát mà câu tục ngữ muốn mang lại là gì thì mới học hỏi được từ nó những kinh nghiệm quý báu. Câu tục ngữ đã được đúc kết với một cấu tạo đặc biệt là không có chủ ngữ vì câu ngụ ý chỉ hành động, đặc điểm chung cho mọi người. Ngoài ra, nó còn gồm có hai vế được nối với nhau bằng chữ ‘’ thì ‘’. Có chí được đặt trước nên để khẳng định một lí lẽ. Có chí nghĩa là có những ước mơ, hoài bảo hay tư tưởng nào đó mà chúng ta luôn đảm bảo những tinh thần vươn lên, nghị lực để hoàn thành cái mơ ước đó. Còn nên chính là kết quả cho những nỗ lực, cố gắng cho các hoài bảo, tư tưởng của mình. Nói tóm lại, có chí thì nên nghĩa là có ý chí, nghị lực sẽ tạo nên niềm tin, sự cố gắng của chúng ta để hoàn thành những tư tưởng một cách tốt hơn.
Thật vậy, nếu trong cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì tất cả đều chỉ là vô vọng, không có một khát khao thành công. Từ đó, cuộc sống ta sẽ dần trở nên vô vị và không có mục đích sống nữa. Giá trị của ý chí là rất lớn, nó khẳng định tinh thần cao đẹp và đáng quý của mỗi con người. Nó còn nói lên sự mong muốn cho những khát vọng to lớn hơn mà lại ít được chú ý. Trong nhiều lĩnh vực như đối với học sinh, chúng ta vẫn cần có ý chí để chăm học hơn, để đạt được thành tích cao hơn trong bước đầu của con đường học vấn. Hay là trong sự nghiệp, thời thanh niên - sự nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tương lai về sau của mỗi người. Vì thế mà ta cũng cần phải có chí để tạo ra những hướng đi đúng đắn trên con đường này và sẽ đạt được thành công
Ở đời, để thành công thì phải vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Bác Hồ chính là một tấm gương tiêu biểu cho chân lí ấy. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc. Chẳng ai có thể một bước mà tiến đến con đường đứng đầu để dẫn dắt một đất nước. Mấy ai hiểu được vị trí của một vị chủ tịch là như thế nào và phải làm việc vất vả. Đường đường là một vị chủ tịch quyền cao chức trọng là lại phải ra sức bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước. Bác phải là người có ý chí rất lớn mới có thể làm được những việc ấy, lẫn trốn trong đám giặc để sang các nước khác tìm lối sống cho dân tộc để đất nước phát triển hơn nữa. Hay là anh Nguyễn Ngọc Kí một thầy giáo nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ngày còn nhỏ, anh đã bị tật nguyền cả hai tay phải tập viết chữ bằng chân. Chao ôi ! Cảm thấy thật cảm thương đối với những hoàn cảnh đặc biệt ấy. Càng cảm thương trước tình cảnh của họ tôi càng cảm thấy mình phải nên cố gắng hơn nữa.
Trong nhiều lĩnh vực, con người đều có một khát vọng riêng mình. Mà mỗi khát vọng ấy chình là sự thành công hơn người và cũng chính lẽ đó mà ý chí là rất quan trọng. Chẳng hạn như trong học tập, học sinh muốn giỏi, muốn hay hơn bạn bè thì phải bỏ sức ra mà tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn bạn của mình. Để khi đó, những kiến thức mà ta biết được có lẽ sẽ nhiều hơn và phải áp dụng vào những việc làm tốt. Hoặc là trong sự nghiệp của một số thanh niên, ai cũng có ước muốn giàu sang, phú quy, quyền cao chức trọng. Nhưng ai rồi cũng sẽ gặp khó khăn nhưng nếu vượt qua khó khăn ở hiện tại thì đó chính là bước tiến cho thành công ở tương lai. Cũng giống như việc trồng cây, nếu từ một hạt giống nhỏ mà ta cố gắng, kiên trì mà trồng thành một cái cây thật to thì sau này quả sẽ đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đó là dẫn chứng tiêu biểu cho câu tục ngữ '' Có chí thì nên '' mà ai ai cũng biết.
Tuy nhiên, theo đó những người luôn có ý nghĩ thoe hướng tiêu cực. Luôn đón nhận mọi thứ theo hướng xấu đi và mất khả quan về tầm nhìn. Đó là lí do mà họ không thể thoát khỏi vòng thất bại và sự tự ti. Con người không ai thành công mà không có ý chí. Cũng giống như nếu còn nhỏ mag không cố gắng học tập thì tương lai sau này còn khổ hơn nhiều nữa. Những người có tiêu chí không tốt thường hay có sức khỏe kém vì tâm tính luôn nghĩ về những thứ căng thẳng, khó giải quyết vấn đề một cách điềm tĩnh.
Nói tóm lại, câu tục ngữ chính là một lời khuyên về ý chí và nghị lực. Nó vẫn luôn mang vai trò quan trọng đối với đời sống nhân dân ta ngày nay. Hãy sống có ích hơn và lạc qaun hơn rồi mọi thứ cũng sẽ đâu vào đó mà thôi.
Trong kho tàng cao dao tục ngữ từ đời cha ông ta để lại, câu nói nào cũng được đúc kết từ kinh nghiệm sống ngàn đời. Nó là triết lý mà mỗi người ai cũng không nên bỏ qua. Và trong cả cái kho tàng bao la đấy chúng ta không thể không nhắc tới câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ bình thường trong hàng trăm nghìn những câu tục ngữ của Việt Nam nhưng nó lại là hành trang quý báu cho mỗi bạn trẻ trên con đường lập nghiệp. Nó ẩn chứa nhiều ý nghĩa triết lý và mang tính giáo dục con người một cách sâu sắc.
Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ,đã nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên” – một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ ngày nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Và cả những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc.
Chí là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Nó cũng là tự mình phấn đấu, vươn lên không ỷ nại vào người khác. Là chí khí là sự bền bỉ. Nên ở đây được hiểu là thành công, là đạt được thành quả như mình vẫn mong muốn nó là hệ quả hay nói cách khác nó là kết quả từ công sức, nỗ lực tự mình bỏ ra để làm việc gì đó. Câu tục ngữ ngắn gọn với bốn từ nhưng lại ẩn chứa bài học sâu sắc, nhắc nhở mọi người phải rèn luyện, bền bỉ, phải có lòng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên giành được chiến thắng gạt hái những thành công vang rội. Có bản lĩnh sống.
Phải rèn luyện cho bản thân tính nhẫn nại, sức chịu đựng, và đôi chân vững vàng để đứng trước mọi thử thách chông gai của cuộc sống, không bị lùi bước, gục ngã trước những thất bại mà phải luôn biết tự mình đứng dậy vươn lên. Dù trên đường đời có gặp phải những thất bại đi nữa. Đó không phải điều đáng để buồn, có thất bại thì mới có được thành công, mới có được nghị lực để đạt được kết quả tốt nhất. Đặt niềm tin vào con đường mình đã chọn, theo đuổi nó đến cùng dù có bao nhiêu khó khăn thử thách.
Tự bản thân phải tạo cơ hội cho chính mình và thật khôn ngoan trong việc vận dụng nó. Đừng chỉ ngồi há miệng mà chờ sung, một việc làm ngu xuẩn, lãng phí thời gian. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì chắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính bản thân mỗi người. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và tu dưỡng hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho bản thân, điều này sẽ gây phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Tuổi trẻ ngày nay càng phải rèn rũa cho mình cái tính kiên cường, lập trường vững vàng, không để xa lầy vào các thói xấu của xã hội để tự đẩy lùi bản thân. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, chúng ta càng phải cố gắng để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Mới mong có thể góp sức xây dựng đất nước, tô đẹp cho tổ quốc.
ko hay thì đừng chê nha
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247