" Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu là vầng thái dương"
Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đaị của dân tộc cũng là "người cha, người bác , người anh" của bao gđ đất Việt. Khi bác mất đi mỗi người đều tiếc thương vô hạn và đau đớn khôn nguôi. Tất cả mọi người dân ai cũng muốn ra Hà Nội viếng lăng Bác. Viễn Phương- 1 người con của Nam Bộ cũng có ước muốn như vậy. Trông một lần ra thăm lăng bác, tác phẩm "viếng lăng Bác " ra đời. Bài thơ được viết với tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi sót đau. Tình cảm ấy được tác giả thể hiện rõ nét trong bài thơ sau:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Xót xa, lưu luyến mấy rồi cũng phải chia tay. Bác nằm lại với "giấc ngủ bình yên", mỗi người lại phải chia xa:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"
Câu thơ như có gì tiếc nuối, nghẹn ngào, xót xa. Một tiếng "thương" một hình ảnh "trào nước mắt" là trọn vẹn tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. Đó là niềm kính yêu, lòng kính trọng biết ơn đối với con người cao thượng và vĩ đại dành trọn cuộc đời mình cho dân cho nước. Đó là nỗi xót đau đến lặng người vì sẽ mãi mãi ko cong thấy Bác. Thương Bác nhưng ko thể rời xa rời sự nghiệp mà người đã để lại cho con cháu, đành phải giã biệt Bác. Chân bước ra đi mà lòng còn lưu luyến. Nỗi niềm đó còn được diễn đạt trong mấy câu thơ giàu hình ảnh:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Về cuối bài, nhịp điệu câu thơ trở nên dồn dập với điệp ngữ "muốn làm" nhắc lại đến ba lần nhấn mạnh ước nguyện sâu sắc, chân thành của tác giả. Và hàng loạt hình ảnh ẩn dụ cụ thể hóa ước nguyện đó: con chim dâng tiếng hót, bông hoa dâng mùi hương, cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. Tất cả đều bên lăng, ở quanh lăng. Tất cả đều nói lên tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả và cũng là của nhân dân đối với Bác.
Bài thơ đã được cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở thành bài hát được nhiều người thích. Sở dĩ như vậy bởi vì bài thơ đã giàu tính nhạc: giọng điệu thiết tha trầm lặng, trang nghiêm và thành kính; nhịp thơ chậm. Qua đó, tác giả đã bộc lộ cảm xúc tràn đầy, những tình cảm lớn lao thiêng liêng của mình và cũng là của nhân dân đối với Bác Hồ, đồng thời ca ngợi vinh quang của Bác. Tình cảm đối với Bác là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Với những giá trị đó, "Viếng lăng Bác" là một đóng góp quý báo vào kho tàng thơ ca viết về Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc
Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất , lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành . Viễn Phương ra thăm miền Bắc , vào lăng viếng Bác Hồ . Bài thơ " Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó và in trong tập" Như mây mùa xuân " (1978). Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm kính trọng của nhà thơ , của mọi người đối với Bác Hồ kính yêu.
*****
Bài thơ khép lại bằng những cảm xúc day dứt và thiết tha cháy bỏng của Viễn Phương khi phải từ biệt trở về :
" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre chung hiếu trốn này".
Vẫn còn đang ở bên Bác và chưa dứt cơn đau nhói trước một sự thật Bác không còn nữa thì một cơn đau khác lại ập đến : ngày mai phải trở về miền Nam, phải từ biệt Bác , phải rời xa Bác . Mới chỉ nghĩ đến đó mà đã" thương trào nướcc mắt" . Câu thơ diễn tả những cảm xuc vô cùng mãnh liệt của nhà thơ. Những dòng chữ , dòng cảm xúc không thể kìm nén lại được trong lòng mà tuôn ra xối xả theo dòng nước mắt , khiến người đọc rưng rưng xúc động.
Trong cơn xúc động mãnh liệt ấy , nhà thơ nảy sinh bao ước muốn : muốn được làm con chim hót ; muốn được làm đóa hoa tỏa ngát hương thơm bên lăng Người ; muốn được làm cây tre chung hiếu ở trốn này. Điệp từ " muốn làm" có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh những ước muốn , những khát vọngtootj bậc của nhà thơ, được hoá thành những gì nhỏ bé mà đẹp đẽ nhất kính dâng lên Bác; được hóa thành chim muông hoa lá để có thể được ở gần bên Bác . Ước muốn cao đẹp nhất của nhà thơ là được làm " cây tre chung hiếu " . Trung và hiếu là hai phẩm chất quan trọng trong đạo đức của con người. Lúc sinh thời Bác từng day" trung với Đảng , trung với Nước, hiếu với Dân" ( trung là trung thành, hiếu là hiếu thảo). Ước muốn của nhà thơ cũng là lời tự hứa, lời thề sắt son với Bác. Tuy nhiên những ước muốn được gần Bác mãi mãi không thể thực hiện được vì ngày mai nhà thơ phải trở về miền Nam. Bởi vậy đằng sau những câu thơ là nỗi nhớ thương nghẹn ngào , là tiếng nức nở của đứa con xa chỉ được trở về trong giây phút rồi lại từ giã. Những vần thơ khép lại rồi mà ý thơ vẫn chan chứ bao tình.
******
Có thể nói bài thơ" Viếng lăng Bác" đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương và của mọi người đối với Bác. Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc ấy được gửi gắm trong giọng điệu trang trọng và tha thiết , trong những ngôn từ đẹp đẽ , gợi cảm , bình dị mà coi đúc. Bài thơ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên vị Cha Già kính yêu của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247