Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Những đặc sắc trong bài thơ Viếng Lăng Bác của...

Những đặc sắc trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Nguyễn Phương câu hỏi 3691302 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Những đặc sắc trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Nguyễn Phương

Lời giải 1 :

Câu mở đầu như một thông báo giản dị mà chứa chan tình cảm thân thương "con-Bác"

+ Cách xưng hô chứa chan cảm xúc, xưng con gọi Bác thể hiện tình cảm, vừa thành kính, vừa gần gũi. Đặc biệt, chữ "con" lại là của một người miền Nam trên amnhr đất đau thương mà rất kiên cường, mảnh đất cha ông xuae đi mở cõi, mảnh đất, đi trước về sau "từng bao năm ấp ủ trong nỗi niềm đau đáu của Bác: "Miền Nam luôn trong trái tim tôi" nên càng chan chứa xúc động.

+ Nhà thơ rất tinh tế về ngôn từ, không nói "viếng" mà là "thăm", "viếng" là cái chết nhưng "thăm" là sự sống như con về thăm cha, tuy nhiên nỗi đau như đang cố giấu mà vẫn thật ngậm ngùi

- Ở những câu sau: Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng Bác tạo ấn tượng đầu tiên và rất đậm nét cho nhà thơ. Hai chữ "trong sương" chứng tỏ VP có mặt bên lăng Bác từ rất sớm, nhà thơ đã không nén được nỗi khao khát, hồi hộp, nóng lòng được đến lăng Bác. Hình ảnh thơ vừa tả, vừa gợi, "bát ngát" gợi hình ảnh tre chạy dài bao bọc quanh lăng Bác, xanh xanh là màu của tre, màu của sức sống, "đứng thẳng hàng" là dáng tre thẳng, đẹp trong kiêu hãnh. Đằng sau màu xanh tre trúc là một linh hông VN, một cốt cách VN đã in dấu ấn trọn vẹn của mình trong đó. Hai chữ VN đã nâng hàng tre lên tầm vóc biểu tượng. Cây tre từ lâu đã là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường và phẩm chất tốt đẹp của con người VN

Trong cái nhìn đầy xúc động của VP, hàng tre vừa thực vừa ảo, vừa lung linh trong tâm tưởng. Đó là thiên nhiên xứ sở, bao bọc chở che giấc ngủ của Bác. Giữa Bác và hàng tre, giữa Bác và VN có mối liên hệ sâu xa. Cảm xúc của tác giả dồn nén trong thán từ "ôi" đầy xúc động

Hai câu đầu khổ 2:

+ Chữ "ngày" được láy lại 2 lần trong câu thơ diễn tả dòng thời gian như vô cùng, vô tận. Đây là một chi tiết đầy tinh tế. VP đã lấy thời gian để to đậm lòng thương nhớ và sự yêu kính của dân tộc đối với Bác. Tình cảm ấy là bất tận, vĩnh cửu và Bác bất tử trong niềm yêu kính ấy. Nhà thơ xây dựng mối tương quan rất đẹp giữa 2 hình ảnh: mặt trời trên lăng - mặt rời trong lăng. Mặt trời trên lăng là mặt trời thiên nhiên, cái thiên thể kì vĩ bậc nhất của vũ trụ ấy cũng phải nghiêng mình soi ngắm mặt trời trong lăng. Mặt trời trong lăng là 1 ẩn dụ đẹp khiến hình ảnh Bác trở thành mặt trời cách mạng, mặt trời dân tộc, vì Người đã soi đường chỉ lối cho nhân dân VN, vừa tỏa nguồn sáng và nguồn ấm của tự do hạnh phúc cho đất nước. Hai chữ "rất đỏ" gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân, trái tim chan chứa yêu thương con người và cuộc đời của Bác. Hai mặt trời soi chiếu vào nhau, nâng cao tầm vóc của nhau và đó là cách nhà thơ ngợi ca sự vĩ đại bất tử của Bác, đồng thời thể hiện lòng tôn kính ngưỡng mộ tự hào và biết ơn đối với Bác kính yêu.

Hai câu sau khổ 2:

+ Hòa vào dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác, VP vô vùng xúc động mà viết lên những câu thơ rất đẹp "ngày ngày...mùa xuân". Điệp từ "ngày ngày" diễn tả hình ảnh đoàn người đi liên tục trong thời gian, không gian. Nỗi nhớ thương Bác đã trở thành tình cảm thường trực của nhân dân. Thương nhớ vốn vô hình lại được cảm nhân thật cụ thể: nỗi thương nhớ của mỗi người như nối kết thành dòng nhớ thương

+ Hình ảnh "Bảy...xuân" là hình ảnh hoán dụ để chỉ số tuổi của Bác Hồ, như trong di chúc Bác viết: "Tôi năm nay ngoài 70 xuân". Nhưng hình ảnh này gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm: Người 79 mùa xuân ấy đã sống những năm tháng thật đẹp như những mùa xuân và đem lại mùa xuân cho đất nước, cho dân tộc.

+ Hình ảnh "tràng hoa" là 1 ẩn dụ độc đáo. Đây không phải là vòng hoa, vì nó chỉ mang ý nghĩa viếng người đã khuất, "tràng hoa" mang nghĩa rộng hơn, nó còn gắn với những vinh quang, những thành quả tốt đẹp, mỗi người như 1 bông hoa, để dòng người trở thành tràng hoa - tràng hoa từ lòng kính ngưỡng mộ dâng lên 79 mùa xuân. Nhịp thơ chậm rãi, trải dài đến 8-9 tiếng gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào lăng viếng Bác, đồng thời diễn tả được không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng

Hai câu thơ đầu khổ 3

+ Nhà thơ không dùng hình ảnh cái chết mà sử dụng cách nói giảm nói tránh "giấc ngủ" cừa để vợi bớt nỗi đau mất Bác vừa gợi không khí tĩnh lặng, trang nghiêm trong lăng Bác

+ Nhà thơ đặt giấc ngủ của Bác "giữa 1 vầng trăng sáng dịu hiền" gợi nhiều liên tưởng. Đó có thể là những ngọn đèn mờ ảo trong lăng, có thế là hình ảnh ẩn dụ cho Bác. Nhưng cũng có thể cảm nhận đó là vầng trăng thiên nhiên - người bạn tri âm, tri kỉ của Bác. Giờ đây, khi Bác mất trăng vẫn như người bạn đến bên canh giấc ngủ cho người. Vầng trăng đẹp đẽ, thơ mộng ấy còn gợi ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong, nhân hậu của Bác

Hai câu sau khổ thơ 3

+ Hệ thống hình ảnh trời xanh, cũng như mặt trời, vầng trăng là những hình ảnh của vũ trụ, kì vĩ, vĩnh hằng, gợi suy ngẫm về cái cao cả, bất diệt, trường tồn của Bác nhưng đấy là sự nhận thức của ý chỉ.

+ Còn nỗi xót thương vẫn nhói lên niềm hẫng hụt vì mất Bác. Chữ "nhói" với thanh trắc, như một điểm nhấn xót xa của nỗi đau. Cách diễn tả nỗi đau không hề cầu kì, ước lệ mà giản dị, tự nhiên thể hiện một khoảnh khắc chân thành khi nỗi đau mất Bác như thấu tận tâm can

Khổ 4:

- Giờ phút chia tay đã đến: mai về....nước mắt. Nỗi nhớ thương được kìm nén trong cả bài thơ giờ rưng rưng thành lệ. Nghĩ đến phút biệt ly, VP không cầm được xúc động. Đó là giọt nước mắt của bịn rịn, lưu luyến, của nhớ thương. Điều xúc động là trong khoảnh khắc ấy, chưa chia xa mà VP đã nghĩ đến ngày mai. Hình ảnh "miền Nam' lại xuất hiện thiết tha trong câu thơ, thể hiện tình cảm của miền Nam với Bác, người cha già của dân tộc

- Tình cảm dâng thành khát vọng "muốn làm...muốn làm"

+ Điệp từ "muốn làm" tạo ra nhịp thơ dồn dập, diễn tả khát vọng đang dâng trào mãnh liệt. Khát vọng của nhà thơ tỏa ra nhiều phía: làm con chim ca hót, làm cây tre trung hiếu, làmm đóa hoa dâng sắc hương

+ Hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ, đến đây được lặp lại có sự phát triển. Nếu như cây tre ở đầu bài thơ là khách thể (chỉ thiên nhiên, biểu tượng cho VN) đến đây đã nhập vào chủ thế của nhà thơ, tạo nên 1 ẩn dụ đẹp đẽ thể hiện lòng thành kính "trung hiếu" vô hạn đối với Bác, ước nguyện mãi mãi đi theo con đường của Bác. Bài thơ khép lại trong xa cách không gian, nhưng lại gẫn gũi về tấm lòng những người con VN, luôn hướng về Bác kính yêu

=> Bằng những hình ảnh vừa thực, vừa ảo, đậm đặc ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu bài thơ trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, vừa tự hào, sử dụng điêu luyên những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như cảm xúc của mọi người khi vòa lăng viếng Bác, Sự hòa quyện giữa nội dung và nghệ thuật đã khiến "VLB" của VP là 1 đóng góp quý báu cho kho tàng thi ca viết về vị lãnh tụ kính mến.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247