Đáp án:
Nguyễn Thành Long( 1925-1991) ông bắt đầu viết văn vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Vẻ đẹp trong sáng tác của ông không nằm ở những phát hiện sắc sảo mà nằm ở việc tạo dựng một chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận cuộc sống tinh tế. ” Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn tiêu biểu của ông, truyện được viết vào năm 1970 là kết quả của chuyến đi Lào Cai của tác giả, truyện ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của công việc thầm lặng, tiêu biểu là nhân vật ''anh thanh niên''.
Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” của người thanh niên, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.
Hoàn cảnh sống và làm việc vất vả gian khổ của anh thanh niên được tác giả khắc họa khá rõ ràng. Anh sống một mình tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Đó là một thế giới cách biệt với cuộc sống của mọi người “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Nơi anh ở rất vắng vẻ, thiếu người qua lại, vắng bạn tâm tình trò chuyện. Bởi thế mà bác lái xe đã gọi anh là “người cô độc nhất thể gian”.
Anh phụ trách công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Nhiệm vụ cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” và phải báo cáo kết quả hằng ngày liên tục về trung tâm. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng.
Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người.
Anh là người yêu nghề và có trách nhiệm cao trong công việc. Lòng yêu nghề, gắn bó với công việc, sống một mình trên đỉnh núi cao với rừng xanh, mây trắng và bão tuyết nhưng anh vẫn yêu nghề, yêu việc. Lời anh nói với người họa sĩ “công việc của cháu gian khô thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất ” đã giúp ta nhận thấy điều đó. Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.Anh luôn ý thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa công việc. Khi giới thiệu với bác họa sĩ và cô kĩ sư về công việc của mình, anh đã nhấn mạnh: “Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định với gió mùa Đông bắc đổi với miền Bắc nước ta. Cháu ở đấy có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Suy nghĩ của anh về công việc: “Ta với công việc là đôi sao gợi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh đồng chỉ dưới kia”. Anh đã tự lực làm việc với tinh thần tự giác cao độ.Anh luôn tự hào về nghề nghiệp của mình. Anh rất sung sướng vì công việc có ích đã góp phần bắn hạ phản lục Mĩ. Anh tâm sự với bác họa sĩ: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Với anh hạnh phúc là được đóng góp phần công sức nhỏ bé thầm lặng của mình cho cuộc sống xây dựng và bảo vệ đất nước, đem lại hòa bình cho đất nước.
Anh luôn có tinh thần trách nhiệm, là người thành thạo, am hiểu công việc. Nhìn gió hay nhìn trời, nhìn sao anh cũng có thể “nói được mây, tính được gió”. Anh quên mình, vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.Anh là người yêu đời, biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp. Trong buổi đầu gặp gỡ khi thấy anh thanh niên chạy vội lẻn trước, ông họa sĩ đã tường tượng ra cái cảnh “khách tới nhà bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn”. Nhung trước mặt ông lại hiện ra một vườn hoa rực rờ với các loại đú màu đủ săc …Cuộc sống của anh vô cùng giản dị. “Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách” nhưng anh biết chủ động tổ chức, cải thiện cuộc sống: sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, chăn nuôi gà, trồng hoa, làm vườn. Chi tiết anh gửi bác lái xe mua sách; cuốn sách đang đọc dở; thái độ mừng quýnh lên với ‘những cuốn sách của anh giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống tinh thần phong phú, một tấm lòng say mê khoa học của một trí thức mới.
Anh còn là người gắn bó với cuộc sống, cởi mở, hiếu khách và yêu mến mọi người, lại là rất khiêm tốn. Anh luôn khao khát gặp gở mọi người: Vì thèm người nên anh đã nghĩ ra việc láy cây chặn đường xe chạy để được nói chuyện một lát với mọi người. Anh nói với bác họa sĩ: “Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm … còn người thi ai mà chả thèm hở bác”. Anh tặng củ tam thất cho bác lái xe, tặng hoa và quà cho cô kĩ sư, tặng bác họa sĩ làn trứng gà. Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí.Anh khiêm tốn từ chối khi biết ông họa sĩ muốn vẽ mình. “Bác đừng mất công vẽ cháu … để cháu giới thiệu với bác “đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều cố thể biết, quý giá lắm”.Anh thanh niên có một vẻ đẹp tâm hồn của một trí thức mới, gàn bó với nghề nghiệp, thiết tha yêu cuộc sống, yêu đất nước. Anh là tấm gương hi sinh quên mình vi lí tường phục vụ đất nước. Cũng chính vì thế chỉ với cuộc gặp gờ chưa đầy nửa giờ mà anh đã hoàn toàn chinh phục được người đối diện. Ông họa sĩ thi từ chỗ “xúc động, bị cuốn hút” đến “bối rối, băn khoăn”. Cô kĩ sư thì “tò mò, ngạc nhiên” đến “một ấn tượng hàm ơn khó tả …”. Anh thanh niên đã mang đến cho mọi người niềm tin yêu vào cuộc sống.
Chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Mọi suy nghĩ của anh về công việc hay đời thường đều thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, con người. Anh là hình tượng tiêu biểu của lớp thanh niên xông pha vì Tổ Quốc. Tâm hồn và lý tưởng sống cao đẹp nơi anh khiến chúng ta khâm phục trước một con người cô độc mà không cô độc, giữa Sapa lặng lẽ mà không lặng lẽ.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.
Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.
Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.
Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.
Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn. Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo.
“Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm hay và đặc sắc. Hình ảnh anh thanh niên vô cùng nổi bật, qua đó ta hiểu thêm về cuộc sống vất vả của những con người thầm lặng và những đức tính vô cùng đẹp của họ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247