Câu 1
Các nhóm sắc tộc chính gồm Zulu, Xhosa, Basotho (Nam Sotho), Bapedi (Bắc Sotho), Venda, Tswana, Tsonga, Swazi và Ndebele, tất cả các nhóm đó đều sử dụng các ngôn ngữ Bantu (xem Các sắc tộc Bantu tại Nam Phi).
Câu 2
Vị trí địa lí: -Châu Mĩ rộng 42 triệu ki-lô-mét vuông. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. -Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam. -Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Phía Tây giáp Thái Bình Dương còn phía Đông giáp với Đại Tây Dương. -Lãnh thổ chia là hai lục địa : + Bắc Mĩ + Trung và Nam Mĩ.
Câu 3
- Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây:
+ Cao đồ sộ hiểm trở trên 3000m
+ Gồm nhiều dãy song song xem các cao nguyên và sơn nguyên
+ Nhiều khoáng sản quý hiếm
Câu 4
Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
Câu 5
Đặc điểm công nghiệp ở Bắc Mĩ
-Phát triển cao hàng đầu thế giới,đặc biệt là Hoa kỳ và Canada
-Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo
-Phân bố ven biển Caribe, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương
Câu 7
Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông
+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới
Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Sorry bạn nha câu 6+8 mk ko biết làm
Chúc bạn học tốt nha!
Câu 1 :
Các nhóm sắc tộc chính gồm Zulu, Xhosa, Basotho (Nam Sotho), Bapedi (Bắc Sotho), Venda, Tswana, Tsonga, Swazi và Ndebele, tất cả các nhóm đó đều sử dụng các ngôn ngữ Bantu (xem Các sắc tộc Bantu tại Nam Phi). Một số sắc tộc, như Zulu, Xhosa, Bapedi và các nhóm Venda, là duy nhất chỉ hiện diện tại Nam Phi.
Câu 2 :
Châu Mỹ nằm ở Tây Bán cầu
Vị Trí Địa Lý : 71°57' Bắc - 53°54' Nam
→ Nằm hoàn toàn ở Bán Cầu Tây
→ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
→ Phía Tây giáp Thái Bình Dương
→ Phía Đông giáp Đại Tây Dương
MỘT LÃNH THỔ RỘNG LỚN
Châu Mĩ rộng hơn 42 triệu k$m^{2}$ , đứng thứ hai trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp phần của Châu Mĩ là eo đất Pana rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương châu Mĩ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
Câu 3 :
Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa. ... nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
Câu 4 :
Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
- Thuận lợi:
+ Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn.
+ Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp.
- Hạn chế:
+ Nông sản có giá thành cao bị cạnh tranh mạnh.
+ Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
- Đặc điểm:
+ Nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao.
+ Sản xuất theo qui mô lớn, tạo ra khối lượng nông sản rất lớn.
+ Sử dụng ít lao động trong nông nghiệp (Ca-na-đa: 2,7% ; Hoa Kì: 4,4%; Mê-hi-cô: 99,6%).
+ Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới.
- Phân bố sản xuất nông nghiệp: có sự phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.
+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.
+ Sơn nguyên Mê-hi-cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, cây công nghiệp nhiệt đới.
Câu 5 :
-Phát triển cao hàng đầu thế giới,đặc biệt là Hoa kỳ và Canada
-Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo
-Phân bố ven biển Caribe, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương
Các ngành công nghiệp ở Bác Mĩ: sản xuất máy tự đọng,công nghiệp điện tử, vi điện tử,.....
Câu 6:
- Năm thành lập: Thành lập năm 1991.
- Các nước thành viên: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.
- Mục tiêu của khối:
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
+ Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
(BẠN PHẢI NẮM CHẮC ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU Ở CÂU 6, MÌNH CHỈ GÓP Ý HOI)
Câu 7 :
- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.
+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến :
Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
Câu 8 :
Vai trò của rừng đối với đời sống :
Vai trò của rừng đối với nề kinh tế :
Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”
CHÚC BẠN THI TỐT NHÉ ^0^
VOTE MÌNH 5 SAO VÀ CHỌN MÌNH TLHN NẾU BẠN THẤY BỔ ÍCH NHÉ !
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247