Trang chủ Hóa Học Lớp 9 Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH...

Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung

Câu hỏi :

Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit. Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH. a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B. b. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA

Lời giải 1 :

Đáp án:

 `CM_A`= 0,7M 

`CM_B` = 1,1M 

Trường hợp 1 : `V_B` : `V_A` = 10 

Trường hợp 2: `V_B` : `V_A` = 16,5 

Giải thích các bước giải:

 a)

Lần thí nghiệm 1: 

`2NaOH + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + 2H_2O` (1)

Vì quỳ tím hoá xanh → `NaOH` dư 

Thêm `HCl`: 

` HCl + NaOH → NaCl + H_2O` (2)

Lần thí nghiệm 2: 

Phản ứng (1) xảy ra, sau đó quỳ tím hoá đỏ

→ `H_2SO_4` dư 

Thêm `NaOH`: 

`2NaOH + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + 2H_2O` (3) 

Đặt `x, y` là `CM` của dung dịch `A, B`: 

Từ (1)(2)(3) ta có: 

`0,3y - 2 . 0,2x` = $\frac{0,05.40}{1000}$ . $\frac{500}{20}$ = 0,05 (`a`) 

`0,3x - $\frac{0,2y}{2}$ = $\frac{0,1.80}{1000.2}$   . $\frac{500}{20}$ = 0,1 (`b`) 

Từ  (`a`), (`b`)  ta có: 

`x` = 0,7M 

`y` = 1,1M 

b) 

Vì `E` tạo kết tủa với `AlCl_3`

→ `NaOH` dư 

`AlCl_3 + 3NaOH → Al(OH)_3↓ + 3NaCl` (4) 

`2Al(OH)_2` $\xrightarrow[]{t°}$ `Al_2O_3 + 3H_2O` (5)

`Na_2SO_4 + BaCl_2 ,→ BaSO_4↓  + 2NaCl` (6)

`n_{BaCl_2}` = 0,1 . 0,15 = 0,015 mol 

`n_{BaSO_4}` = $\frac{3,262}{233}$ = 0,014 mol < 0,015 mol 

→ `n_{H_2SO_4}` = `n_{Na_2SO_4}` = `n_{BaSO_4}` = 0,014 mol 

`V_A` = $\frac{0,014}{0,7}$ = 0,02`l` 

Có 2 trường hợp cí thể xảy ra: 

• Trường hợp 1: 

Sau phản ứng với `H_2SO_4`, `NaOH` dư nhưng thiếu so với `AlCl_3` 

Ở (4) ta có: 

`n_{NaOH}` p/ư trung hoà = 2 . 0,014 = 0,028 mol 

`n_{NaOH}` (4) = 3`n_{Al(OH)_3}` = 6`n_{Al_2O_3}` = 6 . 0,032 = 0,192 mol 

Tổng `n_{NaOH}` = 0,028 + 0,192 = 0,22 mol 

`Vdd_{NaOH}` = $\frac{0,22}{1,1}$ = 0,2`l`

`V_B`: `V_A` = 0,2 : 0,02 = 10 

• Trường hợp 2: 

Sau (4) `NaOH` vẫn dư, hòa tan một phần `Al(OH)_3` 

`Al(OH)_3 + NaOH → NaAlO_2 + 2H_2O` (7) 

Tổng `n_{NaOH}` = 0,028 + 3 . 0,1 + 0,1 - 2 . 0,032 = 0,364 mol 

`Vdd_{NaOH}` = $\frac{0,364}{1,1}$ ≈ 0,33 `l` 

`V_B`: `V_A` = 0,33 : 0,02 =  16,5 

Chúc bạn học tốt #aura

Thảo luận

-- Ôi dài thế
-- Chép phải vào phòng thi:)

Lời giải 2 :

Bạn Tham Khảo Nha Câu Trả Lời Nha:

a. PTHH:

+ Lần thí nghiệm 1: 2NaOH + H2SO4  →  Na2SO4 + 2H2O          (1)

Vì quỳ tím hóa xanh, chứng tỏ NaOH dư. Thêm HCl: 

HCl + NaOH →  NaCl + H2O             (2)            

+ Lần thí nghiệm 2: phản ứng (1) xảy ra, sau đó quỳ hóa đỏ chứng tỏ H2SO4 dư. Thêm NaOH:       2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (3) 

+ Đặt x, y lần lượt là nồng độ mol/l của dung dịch A và dd B: Từ (1),(2),(3) ta có:

0,3y - 2.0,2x = 0,05 (I)

0,3x - (0,2y/2) = 0,1 (II)

Giải hệ (I,II) ta được: x = 0,7 mol/l ,  y = 1,1 mol/l

b,  Vì dung dịch E tạo kết tủa với AlCl3 , chứng tỏ NaOH còn dư.

AlCl3 + 3NaOH →  Al(OH)3 + 3NaCl             

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O                            

Na2SO4 + BaCl2 →   BaSO4 + 2NaCl             

Ta có n(BaCl2) = 0,1.0,15 = 0,015 mol

n(BaSO4) = 3,262 : 233= 0,014 mol < 0,015 mol

⇒ n(H2SO4) = n(Na2SO4) = n(BaSO4) = 0,014 mol . Vậy VA = 0,014 : 0,7 = 0,02 lít

n(Al2O3) = 3,262 : 102 = 0,032 mol và n(AlCl3) = 0,1.1 = 0,1 mol.                      

+ Xét 2 trường hợp có thể xảy ra:

- Trường hợp 1: Sau phản ứng với H2SO4,NaOH dư nhưng  thiếu so vời AlCl3 (ở pư (4): n(NaOH) pư trung hoà axit = 2.0,014 = 0,028 mol

nNaOH pư (4) = 3n(Al(OH)3) = 6n(Al2O3) = 6.0,032 = 0,192 mol.

Tổng số mol NaOH bằng 0,028 + 0,192 = 0,22 mol

Thể tích dung dịch NaOH 1,1 mol/l là 0,22/1,1 = 0,2 lít . Tỉ lệ V: VA = 0,2 : 0,02 = 10

- Trường hợp 2: Sau (4) NaOH vẫn dư và hoà tan một phần Al(OH)3:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2

Tổng số mol NaOH pư (3,4,7) là: 0,028 + 3.0,1 + 0,1 - 2.0,032 = 0,364 mol

Thể tích dung dịch NaOH 1,1 mol/l là (0,364 : 1,1) = 0,33 lít

⇒ Tỉ lệ V: VA = 0,33 : 0,02 = 16,5

 

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247