C1:*Đèn sợi đốt:
-Cấu tạo: gồm 3 phần
+Sợi đốt : làm bằng vonfram chịu đc nhiệt độ rất cao, dạng lò xo xoắn. Sợi đốt nằm trong bóng thuỷ tinh chịu nhiệt đã rút chân không.
+Bóng đèn được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt,chịu được nhiệt độ cao,bảo vệ sợi đốt
+Đuôi đèn: làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm có dạng xoắn và ngạnh gài, trên đui có 2 cực tiếp xúc với nguồn điện lưới.
-Nguyên lý: Khi có dòng điện chạy qua dây tóc sẽ làm dây tóc nóng lên và phát ra ánh sáng (vonfram và môi trường chân không)
*Đèn huỳnh quang:
-Cấu tạo gồm:Ống thủy tinh và 2 điện cực
+Ống thủy tinh có các loại chiều dài : 0,6m ; 1,2m ; 1,5m ... Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang +Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn , được tráng 1 lớp bari - oxit để phát ra điện tử . +Có 2 điện cực ở 2 đầu ống , mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.
-Nguyên lí:
+Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te . Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực . Hồ quang mất , thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến " mở mạch" dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng ( do chẩn lưu ) làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn .
+ Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại , các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng . Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy chì hiện tượng phóng điện . Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện .
*Đèn LED:
-Cấu tạo:
+Lăng kính – Ánh sáng đèn LED là ánh sáng hướng. Góc phân bố ánh sáng tiêu chuẩn của đèn LED là 180 độ và ánh sáng phát ra vào khoảng nửa trên của bóng đèn. Đối với một số đèn LED, góc phân bố có thể điều chỉnh được, có chùm hẹp, rộng khách nhau. Góc chiếu sáng có thể được thay đổi bằng lăng kính. Lăng kính Polycarbonate được ưu tiên sử dụng vì chúng ít cản ánh sáng và tương đối dễ sản xuất. Chất lượng bề mặt và hình dáng của lăng kính rất quan trọng để đảm bảo sự lan truyền của ánh sáng và để hạn chế tổn thất trong sản lượng ánh sáng.
+Chip LED – Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, đây là bộ phận phát ra ánh sáng cho đèn.
+Lớp bề mặt (Substrate material)– Thường là một lõi kim loại PCB được sử dụng để gắn đèn LED. Bên cạnh việc cung cấp bề mặt để gắn chip LED, lõi kim loại còn dùng giúp chuyển nó vào bộ tản nhiệt với bề mặt tiếp xúc rộng hơn.
+Lớp tiếp xúc (Interface materials) – Thông thường là keo hoặc dầu mỡ. Phần này được sử dụng để tối đa tiếp xúc khi gắn lớp bề mặt vào bộ phần tản nhiệt giúp tối đa hóa việc truyền tải nhiệt.
+Bộ tản nhiệt – Bộ phận tản nhiệt có 2 loại. Tản nhiệt chủ động, thường là quạt dùng để lưu thông không khí. Tản nhiệt bị động sử dụng vây kim loại để làm tiêu tán nhiệt. Tản nhiệt chủ động thường giải nhiệt tốt hơn, nhưng trong hầu hết các ứng dụng, tản nhiệt bị đồng là đủ để giúp cho bộ đèn có nhiệt độ hoạt động tốt nhất
-Nguyên lí:Khi cho dòng điện chạy tự cực đương (phía P) tới cực âm (phía N). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp P-N, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó)
C2:
*Bàn là điện:
-Cấu tạo:
Bàn là điện nói chung gồm có 3 bộ phận chính:
+Dây đốt nóng: được làm bằng hợp kim Niken – Crôm, chịu được nhiệt độ cao.
+Vỏ bàn là: gồm đế và nắp.
Đế: làm bằng gang hoặc hợp kim nhôn, được đánh bóng hoặc mạ Crôm. Các bàn là thế hệ mới hiện nay đế được làm bằng hợp kim nhôm.
+Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm cứng bằng nhựa chịu nhiệt
+Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ tự động của bàn là bằng rơle nhiệt RN đóng mở mạch điện cấp cho dây điện trở
-Nguyên lí:
+Khi cho điện vào bàn là, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt nóng toả nhiệt, làm nóng bàn là.
+Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy định, rơle nhiệt mở tiếp điểm, cắt điện vào bàn là.
+Khi bàn là nguội đến mức quy định, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng lại làm kín mạch điện, bàn là được
+Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh vị trí cam C.
*Nồi cơm điện:
-Cấu tạo:
Nồi cơm điện cócấu tạo khá đơn giản và dễ nhận biết. Cụ thể:
1. Cần gạt: Làmiếng kim loại có cấu tạo giống như một chiếc đòn bẩy. Một đầu của nó thò rangoài vỏ và gắn nút nhựa (nhìn bên ngoài là cái nút gạt khi nấu cơm)
2. Tiếp điểmcông tắc: Có vai trò như một công tắc.
3. Đầu cực mâmnhiệt: Đặt ở dưới đáy nồi, cấu tạo là một dây điện trở đốt nóng được đúc kíntrên một mâm kim loại.
4. Ổ cắm: Là nơiđể cắm dây nguồn cấp năng lượng điện cho nồi cơm điện.
5. Vỏ nồi trong:Có chức năng định vị và ôm khít xong giúp dẫn điện tốt hơn.
6. Công tắc từ cảmbiến nhiệt: Là núm hình trục đặt ở giữa nồi, khi bỏ nồi ra, chúng ta thương haynhìn thấy, có thể nhấn lên hoặc xuống. Có chức năng nhận diện chính xác thời điểmnồi cơm cạn.
7. Dây đốt nóngphụ: Chức năng ủ cơm khi cơm chín và nhảy về nấc Keep warm.
8. Vỏ nồi ngoài:Có chức năng định dạng cho nồi, cách nhiệt giữa nồi với môi trường bên ngoài.
*Sơ đồ(ảnh)
C3:
- hiệu điện thế định mức:220V
Công suất tiêu thụ định mức:45W
( cái ý thứ 2 mình chịu ạ :"( )
C4:
- là công thức tính điện trở của dây đốt nóng
Trong đó:
-R là điện trở của dây đốt nóng . Đơn vị : Ω ( Ôm )
-p là điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng
-I là chiều dài . Đơn vị : m ( Mét )
-S là tiết diện của dây đốt nóng . Đơn vị : mm² ( milimét vuông )
C5:
*Cấu tạo quạt:
-Phần vỏ nhựa bạn nhìn bằng mắt thường cũng thấy
-Lồng cánh quạt để bảo vệ chúng ta không va vào cánh khi quạt chạy
-Cánh quạt
-Động cơ quạt
-Bộ điều khiển quạt bằng bo mạch hoặc bằng công tắc
-Động cơ quay sang phải sang trái
-(Túp năng) Công tắc cho động cơ quay sang phải, trái.
-Tụ điện ( tụ kích cho động cơ quạt)
-Dây điện nguồn
-Điều khiển từ xa ( có loại có loại không)
*Cấu tạo động cơ quạt điện :
-STATO
-RÔTO
-LÕI THÉP
-DÂY QUẤN
Động cơ điện trong quạt là thiết bị phải nói là quan trọng và giá trị nhất của một chiếc quạt điện. 90% quạt điện bị hư hỏng đều là do động cơ quạt là chủ yếu khiến quạt không chạy.
*Nguyên lí:
Chúng ta cắm điện nguồn vào lúc này quạt vấn chưa chạy và bạn cần phải bật số bằng công tắc nhấn hoặc dùng điều khiển từ xa tùy vào từng loại quạt khác nhau.
Nếu bạn nhấn số 1 lúc này quạt sẽ quay số 1, nhấn số 2 quạt sẽ quay số 2, số 3 quạt sẽ quay số 3 ..Nhấn túp năng quạt sẽ quay sang phải và sang trái.
Thường động cơ điện sẽ có 3 số nên trong động cơ điện cũng được quấn làm 3 cuộn chạy gồm 3 dây và 1 dây tụ, 1 dây chung cấp nguồn trước cho máy.
Khi bật số công tắc sẽ thông và cho điện vào số tương ứng bạn bật và lúc này quạt sẽ quay với sức gió tương ứng với nhà sản xuất đã đặt ra.
Khi bạn nhấn túp năng lúc này điện 220v sẽ cấp cho động cơ quay bên trong làm cho quạt chuyển dộng quay sang trái và sang phải liên tục.
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247