Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà cuối năm đã đến rồi. Trời trở nên rét lạnh, khô hanh. Thoảng trong gió là những tiếng hát mừng xuân rộn ràng. Trên phố, hình ảnh những cây nào hồng thắm đã lác đác xuất hiện. Báo hiệu nàng xuân đã sắp về rồi.
Nói về cây đào, thì cũng như cây mai, nó là loài hoa đặc trưng, biểu tượng cho mùa xuân của đất trời. Nhưng nếu như hoa mai là sự ấm áp, rực rỡ, rộn ràng, thì hoa đào chính là sự dịu dàng, đằm thắm, say sưa của đất trời.
Cây đào có rất nhiều chiều cao, cây thấp, có khi chỉ khoảng 1m, những có cây có thể cao đến gần 10m. Tuy nhiên, ở nước ta, người ta thường chuộng và xuất hiện nhiều nhất là những cây đào cao từ 1m6 đến 2m - xấp xỉ với một người đàn ông trưởng thành. Thân cây đào thường không quả lớn, đường kính phần gốc chỉ khoảng 10cm đổ lại. Càng lên cao sẽ càng nhỏ hơn. Không phải là thân của nó không thể to hơn nữa, mà đơn giản là do thị hiếu của người chơi đào đa phần thích dáng vẻ tinh tế, thanh thoát của nó. Phần vỏ ở thân cây có màu nâu sâm, hơi xù xì, lên gần ngọn thì bớt đi. Tùy vào người chăm cây, mà thân cây sẽ được uốn theo nhiều hình thù nghệ thuật khác nhau, mang những ý nghĩa, kì vọng khác nhau. Từ thân cây, các cành, các nhánh đào tỏa ra, nhỏ như cây đũa, được tỉa tót lại cho hài hòa với dáng vẻ của thân. Lá đào nhỏ như lá mai, nhưng dày hơn và màu xanh sẫm.
Điều đặc biệt của hoa đào, là khi hoa nở rộ, thì lá sẽ rụng hết. Chứ không như cây mai, hoa lá đan xen. Chính vì vậy, cả cây đào lúc đó như một ngọn đuốc hồng rực rỡ. Cánh hoa đào mỏng tanh như cánh bướm, màu hồng nhạt, xếp thành nhiều lớp. Ở phần sát gốc, màu hồng đậm hơn. Đến cả nhụy hoa cũng là màu hồng. Những bông hoa mọc chi chít từ cành cây, sát vào nhau trông vô cùng thích mắt. Cứ khi Tết đến, xuân về là đến mùa hoa đào nở. Và nếu như hoa mai thích nơi ấm áp, thì hoa đào chỉ hợp với nơi giá lạnh. Khi đất trời khô ráo, mọi người cuộn chặt trong lớp áo ấm hồ hởi chờ năm mới đến, là lúc mà hoa đào nở rộ.
Từ lâu nay, hình ảnh cành đào hồng tươi thắm đã trở
thành biểu tượng của cái Tết Việt Nam ta. Nó cùng
với bông mai vàng xuất hiện trên báo đài, các nhãn
hiệu quảng cáo, trang phục, bánh kẹo... Nhìn thấy
hoa đào là thấy năm mới đã đến sát bên thềm nhà.
Chính vì vậy, em yêu quý và mong chờ nó vô cùng.
Và mong sao, dù năm sau, năm sau và rất lâu nữa,
hoa đào vẫn mãi giữ được vị trí tinh thần quan trọng
như vậy trong lòng nhân dân.
Tả cây hoa mai
Mùa xuân của đất trời là bắt đầu từ những ngày đầu tháng giêng. Còn đối với em, mùa xuân thực sự chỉ bắt đầu khi những cây mai vàng nở bung trong nắng mới.
Cây mai là loài cây mà đối với em có hoa đẹp nhất. Một năm có bốn mùa, suốt bà mùa hạ, thu, đông, mai im lặng và trầm tĩnh, chẳng bon chen với đời. Vậy nên, người ta thường quên đi sự hiện diện của nó trong góc vườn. Chỉ khi mùa đông rét mướt gần đi qua, vạn vặt dần dần cựa mình, thì người ta mới nhớ đến mai. Cây mai lúc này đang vội vã thay áo. Từng lớp lá cũ dần dần rụng xuống mặt đất. Sáng nào thức dậy, em cũng nhìn thấy một lớp lá mỏng. Thân cây dần trở nên trơ trọi. Thế nhưng, khi người ta chưa kịp cảm thấy trống vắng, thì trên từng cành cây những mầm non mới đã lại nhú ra. Đó là những mầm hoa mới của xuân nay. Những chùm hoa mai cũng theo đó mà chen chúc nhau tỏa nắng.
Từng đóa mai vàng như những ông mặt trời thu nhỏ. Mỗi cánh hoa chỉ to bằng đốt ngón tay, mềm mại và mỏng tanh. Nên đôi khi, em chẳng biết màu vàng ươm dịu ngọt ấy là màu vốn có của cánh hoa. Hay do cánh hoa hấp thu, níu giữ của bầu trời nên mới có. Trên cây mai, những đóa hoa mọc cạnh nhau thành từng chùm, từng mảng. Cả nụ cả bông đan cài lẫn nhau. Khi bông hoa này héo đi, khoảng trống vừa lộ ra đã có bông hoa mới thay thế. Cứ như vậy, cây mai vàng thắp sáng rực rỡ suốt bao ngày đêm của mùa xuân.
Cứ độ hai ba tháng chạp, người ta bắt đầu đưa mai vào sân, vào nhà. Nhà ai chưa có thì sẽ đi mua. Có điều kiện thì mua cây lớn, không có điều kiện thì mua cây bé hơn hoặc từng cành. Đó đã thành cái lệ rồi. Như ăn bánh chưng phải có củ hành muối vậy. Nếu mà thiếu đi những đóa mai vàng, thì dù có đủ “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì ta vẫn thấy thiếu thiếu trong lòng. Chỉ cần nghĩ đến khung cảnh, trên chiếc bàn gỗ nhỏ, là những hạt dưa, những mứt dừa nhiều màu, những phong bao lì xì đỏ thắm, bên cạnh là cành mai vàng rực rỡ. Thì là đã thấy cái Tết sao mà ấm cúng, sướng vui.
Em yêu cây mai vàng, như yêu cái Tết của dân tộc, yêu mùa xuân của đất trời. Mai vàng không chỉ là một loài hoa, mà nó đã trở thành biểu tượng của mùa xuân, của sự đoàn tụ, của sự sum vầy, hạnh phúc.
Chúc bạn học tốt
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247