Trang chủ Lịch Sử Lớp 11 VN rút ra bài học gì từ khủng hoảng kinh...

VN rút ra bài học gì từ khủng hoảng kinh tế Mĩ câu hỏi 105638 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

VN rút ra bài học gì từ khủng hoảng kinh tế Mĩ

Lời giải 1 :

Bài học rút ra:

- Thứ nhất, mất cân đối vĩ mô luôn là mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như từng quốc gia nói riêng. Do đó, quá trình hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô cần kết hợp sự tăng trưởng và ổn định trên cơ sở hiệu quả của nền kinh tế. Bảo đảm sự phát triển bền vững, tính hệ thống, cấu trúc của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ theo hướng kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích các khu vực, các ngành kinh tế, lợi ích mỗi cá nhân và cộng đồng.

- Thứ hai, phát huy vai trò của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Hệ thống này với các mục tiêu bảo đảm sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống, bảo đảm sự công bằng và hiệu quả của thị trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ tài chính và nhà đầu tư nên có vai trò quan trọng trong phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống giám sát quốc gia bao gồm các cơ quan giám sát được xây dựng theo các mô hình: Dựa trên cơ sở thể chế; theo hướng chức năng và theo hướng hợp nhất. Mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm riêng, được xây dựng gắn với bối cảnh lịch sử về cấu trúc hệ thống tài chính, cấu trúc và truyền thống chính trị, quy mô quốc gia và quy mô lĩnh vực tài chính. Khi các tập đoàn ra đời và phát triển, kinh doanh đa ngành, các sản phẩm tài chính ngày càng trở nên phức tạp hơn thì mô hình thể chế, mô hình theo chức năng sẽ bộc lộ những hạn chế cần được thay thế bằng mô hình theo hướng hợp nhất.

- Thứ ba, hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò trụ cột trong thị trường tài chính, vì vậy, cần nâng cao vai trò, vị thế của ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương và chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở hoàn thiện thể chế theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phối hợp với các cơ quan trong xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, phát triển các công cụ dự báo, phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

- Thứ tư, coi trọng quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại. Tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với những hậu quả khó lường. Quản trị rủi ro tín dụng trước hết cần tập trung kiểm soát các hoạt động cho vay vào các lĩnh vực mạo hiểm, như bất động sản, chứng khoán, các sản phẩm tín dụng phái sinh. Mặt khác, cần hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trên cơ sở liên kết giữa các ngân hàng thương mại để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất về tài chính và quan hệ của khách hàng với các ngân hàng thương mại.Thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu về ngân quỹ. Khả năng thanh khoản là một dấu hiệu quan trọng cho biết tình trạng hoạt động của ngân hàng. Quản trị rủi ro thanh khoản cần tập trung vào việc dự tính thay đổi tổng tiền gửi và tổng cho vay trên cơ sở xây dựng các mô hình toán học và phân tích các kịch bản dẫn đến sự thay đổi đó để có những biện pháp phù hợp trong huy động vốn và cho vay.

- Thứ năm, chuẩn hóa hệ thống thông tin. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và toàn cầu hóa, hệ thống thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Mọi chính sách, quyết định điều tiết nền kinh tế cần dựa trên luồng thông tin chuẩn xác, minh bạch và kịp thời. Vì vậy, cần hình thành các cơ quan chuyên biệt trong việc thu thập, cung cấp thông tin và quy định các tổ chức, cá nhân cần có trách nhiệm cung cấp, công bố thông tin có liên quan, tránh tình trạng thông tin phân tán và thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

- Thứ sáu, tuy khó tránh khỏi hoàn toàn các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập cũng cần được quan tâm, nhất là coi trọng các yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững của nền kinh tế; bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, gắn tăng trưởng với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường. Đẩy mạnh xuất khẩu phải đi liền với phát triển đồng đều thị trường trong nước. Muốn vậy, phải phát triển mạnh hệ thống an sinh xã hội và giám sát các tác động môi trường của quá trình phát triển. Tuy vừa qua có không ít những biểu hiện lệch lạc về phân hóa giàu nghèo, xâm hại môi trường nghiêm trọng..., nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và của dân tộc.Tóm lại, lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô, mức độ khác nhau. Hiện nay toàn cầu hóa đã góp phần làm cho khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ một quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh lan tỏa sang các quốc gia khác, tạo nên khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, ngoài những nỗ lực riêng của mỗi quốc gia, các nước không thể 'đơn phương' trước cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, còn cần có sự phối hợp của cộng đồng thế giới, thông qua các tổ chức quốc tế có đầy đủ năng lực và uy tín để tạo ra sự phối hợp toàn cầu xử lý những vấn đề toàn cầu.

Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247