3.-Hệ vận động gồm cơ và xương: giúp cơ thể vận động.
Hệ tiêu hoá gồm miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch: tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô và vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào.
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi: giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2).
Hệ bài tiết gồm thận, ống dẫn nước tiểu, tuyến mồ hôi.. và bóng đái: bài tiết nước tiểu, chất thải và duy trì tính ổn định của môi trường trong
Hệ thần kinh gồm não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh: điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh.
Đáp án:
Giải thích các bước giải: Cười có tác dụng bồi bổ tế bào thần kinh
Khi cười, các bộ phận xương cơ toàn thân rung động, co giãn từng đợt liên tục một cách tự nhiên, có tác dụng lưu thông tuần hoàn, hoạt huyết; máu sẽ đưa đến tim, não và các cơ quan khác nhiều hơn. Cười to kích thích hai bán cầu đại não, giúp tăng cường khả năng tiếp thu các sự kiện mới và lưu giữ những thông tin cũ.
Tăng cường chức năng cơ quan nội tạng
Khi cười, tuyến thượng thận tăng tiết corticoid, giúp cơ thể tăng cường chất chống dị ứng, chống đỡ các quá trình stress và nâng cao sức đề kháng. Khi cười, cơ hoành được nâng lên hạ xuống, các cơ bụng co bóp, tác động vào bộ máy tiêu hóa, giúp ruột tăng nhu động, chống táo bón, tăng hoạt động của các tuyến tiêu hóa, giúp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Các cơ quan như gan, thận, lách... cũng nhờ máu lưu thông mà tăng cường các chức năng của chúng.
Tăng cường chức năng hô hấp
Khi cười to, cười thoải mái, phổi sẽ nở ra liên tục, tác dụng làm sạch đường thở, đẩy các khí độc ra khỏi cơ thể. Tiếp theo là hít vào sâu làm tăng tính đàn hồi của nhu mô và các tiểu phế quản, oxy được đưa nhiều vào cơ thể, chống hiện tượng xơ dính các tổ chức kẽ và màng phổi.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247