Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Tả cái trống trường em(trước khi tả đọc lưu ý...

Tả cái trống trường em(trước khi tả đọc lưu ý dùm em) *LƯU Ý : KO chép mạng em có thể tra được và vì đây chỉ là một bài văn lớp bốn nên viết nhiều nhất cũng là

Câu hỏi :

Tả cái trống trường em(trước khi tả đọc lưu ý dùm em) *LƯU Ý : KO chép mạng em có thể tra được và vì đây chỉ là một bài văn lớp bốn nên viết nhiều nhất cũng là 9-10 câu thôi ạ

Lời giải 1 :

Ở trường của bạn nào cũng có một cái trống. Ở trường em có bác trống luôn giúp đỡ các bạn học sinh, trong việc ra chơi và vào lớp học.

Bác trống có thân hình béo tròn. Mặt của bác trống tròn trịa. Nối liền mặt trống với thân trống là hai chiếc cạp trắng ngà. Người bạn của bác là cậu dùi. Dùi trống cùng bằng gỗ, to chừng bắp tay em. Mỗi khi ra chơi cô giáo em thường cầm cậu rùi gõ vào mặt trống, bác hay cắc “tùng…tùng…tùng…cắc” , để báo cho các bạn ra chơi. Còn mỗi khi hết giờ ra chơi thì bác cũng cắc “tùng…tùng…tùng…cắc”, để báo cho các bạn là đến giờ vào học. 

Nghỉ hè, em luôn nhớ về bác trống. Em mong giằng bác sẽ luôn bên em khi em tới trường. Em rất yêu quý bác.

nguyengiahancute#

hoidap247.

Thảo luận

-- bạn cho mk hay nhất đi

Lời giải 2 :

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “ tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng “ cho chúng tôi theo nhịp “ cắc, tùng! Cắc, tùng! “ đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.                                                                  

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247