1. Mở Bài
- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe
- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể
2. Thân Bài
- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện
- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện
- Diễn biến câu chuyện
- Kết thúc câu chuyện
- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện
3. Kết Bài
Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ
“Tùng! Tùng! Tùng!” Hồi trống tan trường đã vang lên giòn giã mà lớp chúng tôi vẫn say sưa về câu chuyện buồn cười thú vị trong lớp vừa được chứng kiến. Cười đùa mãi mới dắt nhau ra lán xe để đi về. Tôi cùng nhỏ bạn đạp xe trên con đường làng quen thuộc, miệng vẫn không ngớt tiếng cười. Tôi thầm nghĩ sẽ kể cho bố mẹ nghe, bố mẹ chắc chắn cũng thấy buồn cười lắm.
Ngôi nhà thân yêu hiện ngay trước mắt, tôi vui vẻ dắt xe vào sân, miệng líu lo như con chim nhỏ:
- Hôm nay ở lớp, chúng con gặp chuyện vui lắm bố mẹ ạ!
Bố đang xem ti vi liền quay sang, mẹ đang bận nấu bữa trưa trong bếp cũng ló đầu ra hỏi:
- Chuyện như thế nào mà con gái mẹ tươi tỉnh thế kia?
Tôi nhanh chóng thả cặp sách xuống, miệng liến thoắng thuật lại cả câu chuyện. Giờ văn hôm nay, lớp chúng tôi thực hành. Cô giáo đã dặn từ tuần trước là mỗi nhóm sẽ chuẩn bị một tiết mục kịch để biểu diễn trước lớp. Tất cả các nhóm đều chăm chút kĩ càng, diễn xuất tuy không được chuyên nghiệp nhưng đều đạt yêu cầu. Đến nhóm thứ 3, các bạn ấy diễn vở: “Romeo và Juliet”. Chúng tôi đứa nào đứa ấy cũng mong chờ. Vậy mà khi tấm màn được vén lên, cả lũ đồng loạt ngã ngửa khi nàng tiểu thư Juliet xinh đẹp, dịu dàng lại là một chàng trai do Nam –cậu bạn nghịch ngợm nhất lớp diễn.
Romeo và Juliet sóng vai nhau, chúng tôi ở dưới cười nghiêng ngả. Nhìn Juliet e thẹn sau bộ váy công chúa dài đến đầu gối, lộ đôi chân quen đá bóng của Nam, mái tóc vàng rực và khuôn mặt trang điểm vội vã, cô giáo cũng bật cười. Không những thế, Juliet thậm chí còn cao hơn Romeo hẳn một cái đầu, da cũng ngăm hơn. Lời thoại đọc lên lại sai linh tinh, cậu ban cứ nói câu nào là cả lớp lại được một tràng cười.
Vở kịch vất vả mãi cũng kết thúc, khi cả dàn diễn viên cúi chào khán giả, Romeo bất cẩn thế nào mà vấp phải dải dây trang trí. Ngay khi chúng tôi nghĩ rằng cậu ấy sẽ ngã sấp xuống thì Juliet lúc này đã bỏ đi mái tóc giả nhanh tay đỡ được. Cảnh tượng đặc sắc này lại khiến tiếng cười rào rào vang lên. Một số học sinh đi qua phòng học lớp tôi trông thấy cũng đứng lại, cười. Romeo và Juliet lại được một phen ngượng chín mặt.
Sau đó, cô giáo ổn định trật tự, hỏi han sao nhóm lại chọn Juliet là con trai. Nam thay ra bộ váy công chúa, vẫn cái điệu nghịch ngợm thường ngày, cậu ta nói:
- Em chỉ đảm nhận vai trò đạo diễn với cái cây thôi. Thế mà sáng nay, ngay sát giờ diễn, Juliet là bạn Chi lại nghỉ học. Em bất đắc dĩ phải nhận vai diễn này.
Lúc này chúng tôi mới vỡ lẽ, thảo nào Nam lại lúng túng như vậy, lời thoại cơ bản nhất cũng không thuộc. Ngược lại mang đến cho cả lớp tiếng cười thoải mái suốt hai tiết văn dài. Bất ngờ là cô lại cho điểm nhóm Nam cao nhất, cô còn căn dặn sẽ cân nhắc cho tiết mục này vào buổi giao lưu Câu lạc bộ Văn học cuối tuần. Vậy là lũ con gái trong lớp lại được dịp trêu chọc mãi. Cô bạn lớp trưởng còn vạch ra cả kế hoạch để cải thiện tạo hình, dáng điệu, cử chỉ cho Nam sao cho giống với Juliet nhất. Cả buổi học hôm ấy, lớp chúng tôi cứ xôn xao tán gẫu về câu chuyện thú vị, buồn cười. Nhân vật trung tâm là vai diễn bất đắc dĩ của Nam lại chạy vòng vòng để tránh khỏi vòng vây của lũ con trai lẫn con gái. Đến khi đã tan học rồi, một số bạn học lớp khác, các em lớp dưới nhìn thấy Nam còn chào hỏi thân thiện, khen Nam đóng Juliet dễ thương khiến cậu bạn nghịch ngợm đỏ bừng cả mặt.
Tôi vừa kể lại câu chuyện vừa nghĩ tới dáng vẻ khi diễn của Nam, cười sằng sặc. Mẹ mỉm cười nói:
- Cậu ấy đáng yêu đấy chứ. Con trai mà chịu nhận vai diễn nữ là đáng khen lắm!
Tôi cũng gật gù đồng ý. Quả thật, vai diễn đó của Nam không phải hoàn hảo nhất nhưng cậu ấy không những dũng cảm, có trách nhiệm mà cũng rất sáng tạo. Tôi thầm nhủ nếu vở kịch được diễn như lời cô giáo dạy văn nói, nhất định tôi sẽ đến cổ vũ cho bạn nam vô cùng đáng yêu của lớp mình.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247