chữ mik hơi khó nhìn, bn thông cảm :3
Đề 1:
*Bài làm tham khảo:
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.
Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.
Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.
Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.
Đề 2:
A. Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý khái quát
- Khẳng định câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ là đúng đắn
II. Thân bài:
1. Giải thích khái quát ý nghĩa câu tục ngữ:
- Có chí nghĩa là gì ? _ Nghĩa là có những ước mơ, hoài bảo hay tư tưởng nào đó mà chúng ta luôn đảm bảo những tinh thần vươn lên, nghị lực để hoàn thành cái mơ ước đó
- Nên là gì ? _ Là đạt được những thành công sau những nỗ lực, cố gắng cho các hoài bảo, tư tưởng của mình
- Tại sao lại nói có chí thì nên ? _ Vì có ý chí, nghị lực sẽ tạo nên niềm tin, sự cố gắng của chúng ta để hoàn thành những tư tưởng một cách tốt hơn
2. Chứng minh câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ là đúng đắn
* Luận điểm:
- Có chí sẽ mang lại ý nghĩa gì đối với cuộc sống chúng ta ? _ Nếu trong cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì tất cả đều chỉ là vô vọng, không có một khát khao thành công
- Có ý chí trong những lĩnh vực gì ? _ Trong nhiều lĩnh vực như đối với học sinh, chúng ta vẫn cần có ý chí để chăm học hơn, để đạt được thành tích cao hơn trong bước đầu của con đường học vấn. Hay là trong sự nghiệp, thời thanh niên - sự nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tương lai về sau của mỗi người. Vì thế mà ta cũng cần phải có chí để tạo ra những hướng đi đúng đắn trên con đường này và sẽ đạt được thành công
* Luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng ):
- Những tấm gương tiêu biểu cho người có ý chí, như là:
+ Bác Hồ: người là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc luôn có nghị lực vươn lên
+ Anh Nguyễn Ngọc Kí: người thầy giáo từng là một học sinh bị liệt cả hai tay phải tập viết bằng chân mà vẫn thành công
+ Hoặc là một số người nổi tiếng khác …
3. Liên hệ với đời sống thực tế:
- Trong trường lớp, những người bạn xung quanh ta cũng có chí vươn lên để đạt thành tích học tập cao
- Bản thân ta, có những biểu hiện của người có ý chí
4. Phê phán, lên án những người không có ý chí vươn lên:
- Tuy nhiên, ở một só trường hợp cũng không có đức tính vươn lên những khó khăn mà chỉ biết ỉ lại
- Những nguời như thế thường thất bại trong mọi việc mà không có lối thoát cho sai lầm đó nếu không biết sửa chữa
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
- Đưa ra lời khuyên cho tất cả mọi người
B. Bài làm tham khảo:
Trong cuộc sống, khó khăn hay những thử thách là điều không thể tránh khỏi. Vì chúng ta đang được ‘’ sống ‘’ mà sống thì phải biết vượt lên những khó khăn ấy. Đó là chân lí để cuộc sống ta tốt đẹp hơn và để ta có thể vững bước hơn trên đường đời của mình. Từ những kinh nghiệm ấy, câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ đã được nhân dân ta đúc kết nên.
Trước hết, ta cần hiểu chính xác ý nghĩa khái quát mà câu tục ngữ muốn mang lại là gì thì mới học hỏi được từ nó những kinh nghiệm quý báu. Câu tục ngữ đã được đúc kết với một cấu tạo đặc biệt là không có chủ ngữ vì câu ngụ ý chỉ hành động, đặc điểm chung cho mọi người. Ngoài ra, nó còn gồm có hai vế được nối với nhau bằng chữ ‘’ thì ‘’. Có chí được đặt trước nên để khẳng định một lí lẽ. Có chí nghĩa là có những ước mơ, hoài bảo hay tư tưởng nào đó mà chúng ta luôn đảm bảo những tinh thần vươn lên, nghị lực để hoàn thành cái mơ ước đó. Còn nên chính là kết quả cho những nỗ lực, cố gắng cho các hoài bảo, tư tưởng của mình. Nói tóm lại, có chí thì nên nghĩa là có ý chí, nghị lực sẽ tạo nên niềm tin, sự cố gắng của chúng ta để hoàn thành những tư tưởng một cách tốt hơn.
Thật vậy, nếu trong cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì tất cả đều chỉ là vô vọng, không có một khát khao thành công. Từ đó, cuộc sống ta sẽ dần trở nên vô vị và không có mục đích sống nữa. Giá trị của ý chí là rất lớn, nó khẳng định tinh thần cao đẹp và đáng quý của mỗi con người. Nó còn nói lên sự mong muốn cho những khát vọng to lớn hơn mà lại ít được chú ý. Trong nhiều lĩnh vực như đối với học sinh, chúng ta vẫn cần có ý chí để chăm học hơn, để đạt được thành tích cao hơn trong bước đầu của con đường học vấn. Hay là trong sự nghiệp, thời thanh niên - sự nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tương lai về sau của mỗi người. Vì thế mà ta cũng cần phải có chí để tạo ra những hướng đi đúng đắn trên con đường này và sẽ đạt được thành công
Ở đời, để thành công thì phải vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Bác Hồ chính là một tấm gương tiêu biểu cho chân lí ấy. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc. Chẳng ai có thể một bước mà tiến đến con đường đứng đầu để dẫn dắt một đất nước. Mấy ai hiểu được vị trí của một vị chủ tịch là như thế nào và phải làm việc vất vả. Đường đường là một vị chủ tịch quyền cao chức trọng là lại phải ra sức bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước. Bác phải là người có ý chí rất lớn mới có thể làm được những việc ấy, lẫn trốn trong đám giặc để sang các nước khác tìm lối sống cho dân tộc để đất nước phát triển hơn nữa. Hay là anh Nguyễn Ngọc Kí một thầy giáo nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ngày còn nhỏ, anh đã bị tật nguyền cả hai tay phải tập viết chữ bằng chân. Chao ôi ! Cảm thấy thật cảm thương đối với những hoàn cảnh đặc biệt ấy. Càng cảm thương trước tình cảnh của họ tôi càng cảm thấy mình phải nên cố gắng hơn nữa.
Trong nhiều lĩnh vực, con người đều có một khát vọng riêng mình. Mà mỗi khát vọng ấy chình là sự thành công hơn người và cũng chính lẽ đó mà ý chí là rất quan trọng. Chẳng hạn như trong học tập, học sinh muốn giỏi, muốn hay hơn bạn bè thì phải bỏ sức ra mà tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn bạn của mình. Để khi đó, những kiến thức mà ta biết được có lẽ sẽ nhiều hơn và phải áp dụng vào những việc làm tốt. Hoặc là trong sự nghiệp của một số thanh niên, ai cũng có ước muốn giàu sang, phú quy, quyền cao chức trọng. Nhưng ai rồi cũng sẽ gặp khó khăn nhưng nếu vượt qua khó khăn ở hiện tại thì đó chính là bước tiến cho thành công ở tương lai. Cũng giống như việc trồng cây, nếu từ một hạt giống nhỏ mà ta cố gắng, kiên trì mà trồng thành một cái cây thật to thì sau này quả sẽ đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đó là dẫn chứng tiêu biểu cho câu tục ngữ '' Có chí thì nên '' mà ai ai cũng biết.
Tuy nhiên, theo đó những người luôn có ý nghĩ thoe hướng tiêu cực. Luôn đón nhận mọi thứ theo hướng xấu đi và mất khả quan về tầm nhìn. Đó là lí do mà họ không thể thoát khỏi vòng thất bại và sự tự ti. Con người không ai thành công mà không có ý chí. Cũng giống như nếu còn nhỏ mag không cố gắng học tập thì tương lai sau này còn khổ hơn nhiều nữa. Những người có tiêu chí không tốt thường hay có sức khỏe kém vì tâm tính luôn nghĩ về những thứ căng thẳng, khó giải quyết vấn đề một cách điềm tĩnh.
Nói tóm lại, câu tục ngữ chính là một lời khuyên về ý chí và nghị lực. Nó vẫn luôn mang vai trò quan trọng đối với đời sống nhân dân ta ngày nay. Hãy sống có ích hơn và lạc qaun hơn rồi mọi thứ cũng sẽ đâu vào đó mà thôi.
Đề 3:
Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.
Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đang sử dụng một loại trái cây nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Kẻ trồng cây chính là người hình thành, tạo ra thứ trái cây đó để chúng ta sửu dụng. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu.
Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã ăn quả thì phải nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.
Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '', câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ có họ. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.
Đề 4:
* Dàn ý tham khảo:
I> MỞ BÀI:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết một kinh nghiệm về sự thất bại và thành công
- Dẫn dắt câu tục ngữ đến một lời khuyên, lời ca ngợi về đức tính kiến trì, cố gắng và mạnh mẽ
II> THÂN BÀI:
Giải thích câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công ''
1. Nghĩa đen:
+ Thất bại là gì ?
+ Mẹ là gì ?
+ Thành công là như thế nào ?
+ Tại sao lại nói thất bại là mẹ thành công ?
2. Nghĩa bóng:
+ Như cách giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Hãy suy nghĩ về một nghĩa đa dạng hơn
+ Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm không ?
+ Kinh nghiệm đó là gì ?
+ Kinh nghiệm đó giúp được gì cho chúng ta trong cuộc sống ?
3. Nghĩa sâu:
* Liên hệ với các dị bản khác:
VD: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Hoặc: Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
* Xét về lí:
+ Có cố gắng, kiên trì sẽ giúp ta vượt qua mọi trở ngại, khó khăn
* Xét về thực tế:
+ Những người có thất bại mà biết đứng lên trên thất bại đó đều là những người thành công
III> KẾT BÀI:
- Nêu nhận xét của em về câu tục ngữ
* Bài làm tham khảo:
Trong cuộc sống, không ai mà không có một lần phạm chút sai lầm nào. Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một cuộc đời mà không thất bại thì đó chỉ là bạn đang ảo tưởng hoặc là bạn đang phủ nhận và hèn nhát trước cuộc đời mình. Cuộc sống này rất bon chen và phức tạp, chẳng ai có thể đứng vững khi chưa có một lần vấp ngã. Chính vì thế, câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công '' đã được đúc kết như một lời khuyên, lời động viên cho những người đã và đang gặp phải khó khăn, hay chút ít thất bại.
Đúng vậy, câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Thất bại chính là không đạt được những mong muốn, nó là ranh giới giữa niềm vui và sự tự ti. Tuy nhiên, nếu có thất bại ắc hẳn sẽ có lúc thành công. Thành công chính là kết quả cao, tốt và vô cùng xứng đáng cho nổ lực của chúng ta. Vậy vì sao lại nói thất bại là mẹ thành công. Mẹ chính là đấng tối cao, là người tạo ra cho ta thân thể và sự sống. Chính thế, thất bại cũng chính là cơ sở để tạo ra sự thành công. Có thất bại ta mới rút ra những kinh nghiệm để mai sau có thể làm việc tốt hơn.
Nhưng chưa hết, tục ngữ chính là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cho nên, ở câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công '' cũng là một câu tục ngữ có ý khái quát. Nó chính là quy luật tự nhiên của cuộc sống xã hội: Hễ có thất bại là một kinh nghiệm vô cùng quan trọng để dẫn đến thành công. húng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Sống là đối mặt với thử thách vì thế hãy cố sao để không bị những khó khăn ấy làm cho cuộc sống ta thêm đau khổ. Ở đời, không có việc nào mà không cần cố gắng, từ nhỏ nhặt rồi mới làm nên việc lớn. Khi gặp khó khăn, thử thách mà chúng ta lại nản lòng và buông bỏ cuộc đời thì có phải là đáng tiếc lắm hay sao ? Cũng giống như một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó cứ ở yên một chỗ thì chẳng khác nào chân đã gãy. Hiện nay, chúng ta được sống chính là niềm may mắn lớn nhất rồi. Đừng so sánh cuộc đời mình với bất kì ai vì chưa chắc mình đã thua kém họ. Họ cũng sống, cũng phải đối mặt với những khó khăn mà người ngoài như chúng ta chưa thể thấy. Chính vì thế, để thành công cũng như đứng vững trong xã hội đầy những khó khăn thì cần có tinh thần, ý chí và nghị lực vươn lên. Đó chính là chìa khóa cho một cuộc sống tốt đẹp hơn
Tương tự như câu tục ngữ trên, câu '' Có công mài sắt, có ngày nên kim '' cũng nói về ước mơ đạt được những khát vọng xa xôi hơn. Đạt được những thành công trong mong muốn. Trong khi đang lướt Facebook lại chợt bắt gặp một câu nói thấm tận não là: Có một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó không bước đi mà cứ đứng yên một chỗ thì khác nào chân đã gãy, quả là vô cùng chính xác. Câu tục ngữ chính là một lời động viên vô cùng ý nghĩa đến những ai đang gặp phải vấn đề về cuộc sống hay vấp ngã trên bước đường sự nghiệp của mình.
Nói tóm lại, chẳng ai trong đời mà không một lần thất bại, dù lớn hay nhỏ cũng chính là bước tiến mới cho sự thành công của chúng ta.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247