Câu 1:
- Đoạn thơ trên được trích trong văn bản "Ông đồ" của Vũ Đình Liên
- Thể thơ: ngũ ngôn (có 5 tiếng trong một câu)
- Hoàn cảnh ra đời: Đầu thế kỉ XX, sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, văn hóa phương Tây đã dần thay thế cho văn hóa cũ, chữ nho, chữ Hán mất đi vị trí vốn có của mình. Bấy giờ chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ (ko còn thi cử theo Nho giáo) mà thay vào đó là chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Điều này đã khiến cho các nhà Nho rơi vào thời kì "tàn", vẻ đẹp truyền thống bao đời dần bị lãng quên, bơ vơ trước thời cuộc.
Hình ảnh ông đồ vào những ngày xuân đến là nét đẹp truyền thống ko thể thiếu nhưng đến đầu thế kỉ XX hình ảnh quen thuộc ấy dần phai mờ và biến mất trong con mắt của người đời. Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên chính là bức tranh sinh động tái hiện lại thời kì tàn lụi của lớp người đó. Bài thơ được viết năm 1936, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.
Câu 2:
- Nội dung chính: Hình ảnh ông đồ thời vàng son và sự tàn lụi dần dần theo thời gian.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
→ Thơ ca thường có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Vì thơ ca nói lên tâm hồn, tư tưởng, cảm xúc của tác giả qua ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 3:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
→ Công dụng của dấu ngoặc kép: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 4:
- Nhân vật được nói đến trong đoạn trích là ông đồ.
- Qua đoạn trích em hiểu gì về họ?
* Thời kì vàng son (khi đất nước ko là thuộc địa của Pháp):
+, Ông đồ đc trọng vọng, đc mọi ngưới xúm đến để thuê viết và thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông.
+, Hình ảnh ông đồ bày mực tàu giấy đỏ xuất hiện bên hè phố tấp nập, đông vui là nét đẹp ko thể thiếu trong ngày Tết đến, xuân về.
* Thời kì tàn lụi:
+, Chữ nho ko còn giữ vị trí quan trọng, ông đồ cũng từ đó mà suy giảm theo.
+, Ông đồ ko còn là trung tâm trong bức tranh ngày Tết mà bị phai mờ, rơi vào quên lãng theo thời gian rồi biến mất trong sự lạc lõng, thờ ơ.
+, Sự buồn bã, sầu muộn của ông đồ dường như cũng lan sang cả những đồ vật vô tri, vô giác. Sự buồn bã, tuyệt vọng đã khiến cho họ ko còn niềm tin bấu víu lấy cuộc đời mới.
→ Cái sầu muộn của ông đồ ko chỉ là rơi vào thời kì tàn lụi mà còn là nỗi lận dận của người theo ngiệp khoa bảng: cả một đời đèn sách vất vả cũng ko thể đổi lấy đc công danh sự ngiệp gì. Đỗ cao được làm quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì ông cử, ông tú, còn ông đồ thì chẳng đỗ gì cả. Công chưa thành, danh chưa toại chỉ đành phải về quê dạy học.
Câu 5:
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Sử dụng thành ngữ đặc sắc: "Như phượng múa rồng bay"
⇒ Khẳng định ông đồ là người có hoa tay và chữ viết của ông rất đẹp.
Câu 6:
- Bút pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ trên:
+, Câu hỏi tu từ: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng; người thuê viết nay đâu?"
+, Biện pháp tu từ: Nhân hóa : Giấy đỏ -buồn; nghiên-sầu
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247