Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 em hãy giải thích và chứng minh nội dung lời...

em hãy giải thích và chứng minh nội dung lời khuyên của lê-nin :"học, học nữa, học mãi" Cảm ơn nha ! câu hỏi 794412 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

em hãy giải thích và chứng minh nội dung lời khuyên của lê-nin :"học, học nữa, học mãi" Cảm ơn nha !

Lời giải 1 :

Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, có điểm mở đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính bởi vậy, Lê-nin đã khuyên nhủ mọi người qua câu nói nổi tiếng: "Học, học nữa, học mãi".

Học là quá trình tìm hiểu, khám phá tri thức thông qua sự chỉ dạy, hướng dẫn của thầy cô hay qua sách bảo, mạng internet. "Học nữa" là học thêm để mở rộng, nâng cao tri thức, bổ sung thêm vào những điều đã học. "Học mãi" là cách nói để nhấn mạnh học tập là công việc cả đời, không ngừng nghỉ. Từ 3 vế câu, Lê-nin khuyên nhủ chúng ta là phải không ngừng học tập, không được phép bằng lòng với những điều mình đã biết. 

Những kiến thức mà chúng ta tiếp nhận được ở trường lớp chỉ là những kiến thức cơ bản, là phương pháp, tri thức công cụ để chúng ta mở cánh cửa vào kho tàng tri thức nhân loại. Mà tri thức nhân loại là vô hạn trong khi hiểu biết của cá nhân lại vô cùng nhỏ bé. Một người ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến sẽ nhận ra rằng càng học càng nhận thấy mình chỉ là một giọt nước bé nhỏ trong đại dương bao la của tri thức. Học nữa, học mãi chính là phương thức để thỏa mãn sự ham hiểu biết của con người, để tâm hồn và trí tuệ của con người ngày càng hoàn thiện hơn. Trong tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội hiện đại ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa tri thức, con người sẽ trở nên lạc hậu và tụt lại phía sau nếu chỉ bằng lòng với những hiểu biết hạn hẹp của bản thân… Nhà bác học Đác-uyn đã từng nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Lời khuyên của nhà bác học cũng để khẳng định: Tri thức là vô tận, con người cần có tinh thần cầu thị, học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi. 

Để thực hiện lời dạy của Lê-nin, chúng ta ần có thái độ nghiêm túc với việc học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Học trong sách vở, học ở thầy, ở bạn, học ở những người xung quanh; học hỏi với tinh thần cầu tiến, không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Nhưng điều quan trọng là học phải đi đôi với hành, học có phương pháp hợp lí, hiệu quả…

Việc học như là một cuốn sách không có trang cuối cùng. Cần xem việc học không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc sống. Với tuổi trẻ Việt Nam, học để thực hiện lời dạy của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Thảo luận

-- Cảm ơn nha

Lời giải 2 :

Đã từ lâu, việc học luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Có học, chúng ta mới có kiến thức để trở thành người có ích cho xã hội. Bởi vậy, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản Nga - Lê - nin, đã có một câu nói rất nổi tiếng : Học, học nữa, học mãi.
Vậy học là gì ? Học là cả một quá trình dài mà con người tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, tích lũy kiến thức để tăng hiểu biết và trình độ về mọi mặt. Học nữa có nghĩa là tiếp tục học, tiếp tục tiếp thu tri thức. Học mãi là học suốt đời, học đến khi chúng ta ngừng thở. Đó chính là ý nghĩa của câu nói trên.
Tại sao chúng ta cần phải học, và hơn nữa còn phải học nữa và học mãi ? Đó là bởi vì, việc học có một vai trò không thể thay thế, không thể phủ nhận trong đời sống con người. Dám khẳng định rằng, không một ai có thể biết được tất cả những kiến thức của nhân loại, bởi nó là một kho tàng vô tận không bao giờ có thể hết. Mỗi giây mỗi phút trôi qua lại có thêm những điều mới lạ lại được phá. Không phải ngày một ngày hai mà thậm chí suốt đời, chúng ta cũng không thể biết hết được.
Đồng thời, chúng ta cần phải học để có thể làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Nếu chúng ta đã được giao cho một công việc, thì những tri thức, kiến thức và cách làm chúng ta đã học sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc đó. Không có học thì không làm được việc gì. Vì vậy, việc học chính là chìa khóa dẫn chúng ta đến con đường thành công trong công việc và sự nghiệp.
Ngoài ta, việc học giúp chúng ta tìm hiểu những tri thức mới cho nhân loại, tạo nên những cột mốc mới cho thế giới. Như đã nói, tri thức là một kho tàng không bao giờ hết, nên con người càng ngày càng cần những tri thức mới hơn. Vì vậy, người ta luôn luôn phải học để khám phá những điều mới lạ hơn, phục vụ cho chính chúng ta và thế hệ mai sau.
Việc học giúp con người phát triển một cách toàn diện. Bởi việc học không chỉ dừng lại ở những tri thức, mà chúng ta còn phải học cách làm người, học cách ứng xử,..... Ông cha ta có câu : '' Tiên học lễ, hậu học văn ''. Việc học giúp con người có cả đức lẫn tài - hai yếu tố quan trọng để trở thành con người phát triển toàn diện. Vì vậy, việc học sẽ giúp con người trở thành người có ích cho xã hội. Có như vậy thì xã hội mới ổn định, đất nước mới phát triển và bền vững.
Việc học quan trọng đến như vậy, vậy những ai cần phải học ? Câu trả lời là tất cả mọi người đều cần phải học. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi thì người ta học những thứ khác nhau, càng lớn thì càng học những thứ phức tạp hơn. Ví dụ như em bé thì chỉ cần học đi, học nói; còn các sinh viên thì lại phải học những kiến thức nâng cao. Nhưng quy chung lại thì mọi thứ đều quan trọng, vì việc học cơ bản sẽ là bước đệm cho mọi thứ phức tạp hơn sau này.
Để đạt được kết quả tốt nhất trong việc học, chúng ta cần phải sắp xếp thời gian và phương pháp học tập hợp lý. Cần có một thời gian biểu, trong đó để dành thời gian học tập phù hợp với thời gian sinh hoạt. Cần có các phương pháp học tập phù hợp với bản thân nhưng phải đảm bảo đạt hiệu quả như : học nhóm, học thêm,.... Đồng thời, trong quá trình học, cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức bằng cách trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp hay tự học.
Chúng ta cần phê phán những biểu hiện tiêu cực trong học tập như : học vẹt, học tủ, học theo kiểu bị ép buộc,.... Những việc làm đó không đem lại hiệu quả trong học tập, mà thậm chí còn khiến chúng ta có chút kiến thức nào sau quãng thời gian dài học tập. Đồng thời, khi học cũng phải biết chọn lọc, cần biết cái gì nên học và cái gì không nên học. Như vậy, chúng ta sẽ có một nền tảng kiến thức vững chãi.
Nhà bác học Đac - uyn đã có một câu nói nổi tiếng '' Bác học không có nghĩa là ngừng học ''. Và trong kho tàng tục ngữ của Việt Nam cũng có một câu tục ngữ : '' Ấu bất học, lão hà vi ''. Hai câu nói trên chẳng phải là chứng cứ cho việc chúng ta phải duy trì việc học cả đời mình hay sao. Nếu từ khi còn nhỏ mà không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì. Xã hội ngày càng phát triển như vũ bão, đồng nghĩa với việc chúng ta phải học tập nhiều hơn để không bị tụt hậu, lạc hậu và có thể tiến xa hơn. Việc học quả là quan trọng biết nhường nào.
Đất nước ta có nhiều tấm gương sáng về học tập. Trạng nguyên Nguyễn Hiền tuy nhà nghèo, không có điều kiện đi học nhưng vẫn hàng ngày lấp ló ngoài cửa lớp nghe giảng. Nhưng với tinh thần hiếu học và không ngừng phấn đấu, ông đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thời kì còn làm phụ bếp trên tàu Đô đóc La - tu - sơ Tơ - rê - vin, dù phải làm việc từ bốn giờ sáng đến mười giờ đêm nhưng vẫn cố học thêm hai tiếng nữa, trong khi những người bạn khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Nhờ tinh thần ham học hỏi mà sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã tìm được con đường cứu nước, giải phóng ách đo hộ dân tộc.
Câu nói : Học, học nữa, học mãi là lời khuyên, lời động viên, khích lệ ý chí quyết tâm trong học tập mà mỗi người cần có. Nhận thức được vai trò của việc học nên thế hệ học sinh chúng ta càng cần cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247