đề 1 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây có nghĩa là người nào đó luôn luôn giúp đỡ mình thì khi mình có được thành công hãy ngớ đến người đó và báo đáp cho họ nên vậy đạo lí của việt nam ta nói lên điều đó để giạy bảo con em chúng ta phải luôn ngớ đến người mà đã giúp đỡ mình
đề 2 có công mài sắt có ngày nên kim nói với chúng ta một điều là hãy cố gắng rồi sẽ thành công trong cuộc sống và những người kiên trì thì sẽ đạt được nhiều may mắn trong cuộc sống còn những người cứ ỷ lại một chỗ thì sẽ ko cs kết quả
đề 2 có chí thì nên ý muốn nói có chí hướng làm ăn sẽ đạt nhiều kết quả cao và sẽ thành đạt khi có chí hướng thì sẽ đạt được nhiều kết thành công trong cuộc sống
Đề 1:
1. Mở bài: nêu yêu cầu của đề
2. Thân bài:
_ Giải thích:
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
_ Chứng minh:
+Tại sao cần phải ăn quả nhớ kẻ trông cây
+ Những hình ảnh, dẫn chứng chứng minh cho việc gìn giữ, phát huy đạo lí truyền thống tốt đẹp đó.
3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân.
Bài làm
Cha ông ta luôn đưa ra những bài học đạo lí tốt đẹp để răn dạy con cháu. Một trong số đó chính là lời nhắc nhở Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu tục ngữ đã gợi ra cho mỗi người nhiều suy nghĩ.
Ở đây, ta hiểu, ăn quả là chỉ người được hưởng thụ trái thơm, quả ngọt khi cây ra quả và chín. Còn trồng cây là người đã cày xới, vun trồng để cái cây đó lớn, phát triển. Vậy thì ăn quả có liên quan gì tới việc trồng cây? Ăn quả chính là ẩn dụ cho những người được hưởng thụ thành quả. Trồng cây là những người làm nên thành quả với bao khó nhọc để chúng ta được hưởng thụ và sống trong đủ đầy, may mắn.
Cần phải có thái độ ăn quả nhớ kẻ trồng cây vì ta chỉ là những người được hưởng thụ. Ta không cần khó nhọc ngày ngày để chăm bón, để vun trồng cái cây một cách mệt nhọc mà vẫn được hưởng thụ thành quả. Đồng thời, biết nhớ ơn người đã giúp đỡ, đã tạo dựng cho mình cuộc sống tốt đẹp cũng là thái độ sống đúng đắn, tích cực. Còn nếu cứ vô ơn, bạc bẽo thì ta quả là kẻ đáng trách, đáng lên án. Nhớ người trồng cây để từ đó chúng ta cũng không chỉ là người ăn quả nữa mà còn trồng cây, còn tạo dựng nên những giá trị sống ý nghĩa, tích cực để giúp đỡ những người xung quanh mình.
CHúng ta có thể bắt gặp nhiều hành động, việc làm minh chứng cho ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta có những ngày như Thương binh liệt sĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà giáo Việt Nam… Tất cả những ngày lễ hiến chương đều góp phần khẳng định, tô điểm vẻ đẹp của đạo lí truyền thống và minh chứng tinh thần, tài hoa, khí phách của dân tộc VIệt Nam. Nhà nước ta với những sự ghi nhận công lao dành cho các chiến sĩ bộ đội, thương binh, bệnh binh cũng đều là sự thể hiện cao đẹp của lòng biết ơn, của thái độ sống ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nó có trong từng hành động, từng việc làm và suy nghĩ của ta.
Chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ truyền thống đạo lí cao đẹp này. Đồng thời, ta cần lên án mọi hành vi đi ngược lại chân giá trị cũng như không minh chứng được thái độ trân trọng giá trị truyền thống. Mỗi người đều cần phải phát huy truyền thống đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây để phát triển bản thân mình cũng như xã hội.
Đề 2:
Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày.
Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công.
Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong.
Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm yà sự kiên trì trong công việc hàng ngày.
Đề 3:
1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ Có chí thì nên.
2. Thân bài
a. Giải thích
→ Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời.
b. Chứng minh
- Vai trò của ý chí:
→ Lòng kiên trì, ý chí là sức mạnh lớn lao tạo nên thành công.
- Dẫn chứng:
- Bàn luận:
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
Bài làm:
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, em ấn tượng nhất với câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ được ông cha ta dùng để khuyên nhủ và nhấn mạnh với con cháu về sự quan trọng của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Chỉ cần có đủ quyết tâm, ý chí mạnh mẽ, thì rồi chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt đến thành công, hoàn thành ước mơ, mục tiêu của mình.
Tại sao ý chí lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì một khi chúng ta thực hiện những dự định, ước mơ, hoài bão, thì khó khăn, thất bại là điều rất khó để tránh được. Những lúc ấy, chính ý chí sắt thép, sẽ thôi thúc ta tiếp tục đứng lên, cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vươn tới thành công. Điều đó đã chứng minh qua hằng hà các các trường hợp trong thực tế. Tiêu biểu nhất chính là cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược của dân tộc ta. Từ năm này qua năm khác, từ khởi nghĩa này đến khởi nghĩa khác. Nhờ vào sự kiên trì và dũng cảm chiến đấu không ngừng, dân tộc ta đã có cuộc sống độc lập ngày hôm nay.
Tuy nhiên, ý chí không phải là tất cả để chúng ta thực hiện hoài bão của mình. Cùng với đó, chúng ta còn cần có kiến thức, kĩ năng và các yếu tố khác nữa. Để hoàn thành mục tiêu, chúng ta cần học tập, trau dồi không ngừng để nâng cao bản thân. Ý chí là yếu tố cần có chứ không phải là tất cả. Nếu đặt ra những mục tiêu quá cao xa, không phù hợp với khả năng rồi quyết tâm theo đuổi đến cùng bằng tất cả ý chí, thì cũng chỉ là công cốc mà thôi.
Tuy đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài học quý giá trong câu tục ngữ Có chí thì nên vẫn sáng rọi mãi trong lòng thế hệ chúng em ngày hôm nay.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247