Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 chơi chữ là gì, có mấy kiểu chơi chữ, cho...

chơi chữ là gì, có mấy kiểu chơi chữ, cho ví dụ cụ thể về từng kiểu chơi chữ Help mình với:> câu hỏi 3735874 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

chơi chữ là gì, có mấy kiểu chơi chữ, cho ví dụ cụ thể về từng kiểu chơi chữ Help mình với:>

Lời giải 1 :

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Có 5 lối chơi chữ chính gồm:

-Chơi chữ dùng từ đồng âm. VD:Bé thì bò, còn con bò lại đi.

-Chơi chữ dùng từ gần âm. VD:ngựa thật lấy chân đá con ngựa được làm bằng đá

-Chơi chữ dùng điệp âm. VD: Bà ba béo, bán bánh bèo, bên bờ biển, bị beo bắt ba bốn bận…

-Chơi chữ nói lái. VD:Con ''cá đối'' bỏ trong ''cối đá'', Con ''mèo cái'' nằm trên ''mái kèo'' Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

-Chơi chữ dùng từ trái nghĩa. VD:

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

-Chơi chữ dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa. VD:

Chuồng gà kê sát chuồng vịt” (Gà còn gọi là kê)

Thảo luận

-- Cày đoàn đi nha bn

Lời giải 2 :

Chơi chữ là cách sử dụng từ ngữ độc đáo với ý nghĩa có thể ẩn dụ, nhân hóa, đã kích hay châm biếm sự việc, sự vật. Đây là biện pháp thường xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ hoặc thơ ca. Trong bài viết này mình chia sẻ những cách chơi chữ thường được dùng trong thơ ca Việt Nam và cách sử dụng biện pháp tu từ này hợp lý nhất.

Có 5 lối chơi chữ chính gồm chơi chữ dùng từ đồng âm, từ gần âm, dùng điệp âm, chơi chữ nói lái và dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

VD

 Trong câu đối, ca dao

Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Ví dụ:

– “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.

– “Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.

– “Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang”.

* Trong thơ ca:

Dùng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan, con người…

Ví dụ:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).

Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm, thường được gọi là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này mang nhiều hàm ý và nghĩa thường châm biếm, đả kích là chính.

Ví dụ:

– Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông

– Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.

Hoặc

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa

Là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau

Ví dụ:

– Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

– Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.

Ví dụ:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ

Chơi chữ bằng chiết tự

Một kiểu từ Hán Việt được sử dụng trong thơ ca thời xưa, loại nay tương đối khó nhận biết nếu bạn không có nhiều kiến thức về từ điển Hán Nôm.

Ví dụ:

Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.

Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.

Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.

Lung khai trúc sản, xuất chân long.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247