Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Giúp mình với! Mình cảm ơn nhiều câu hỏi 3048634...

Giúp mình với! Mình cảm ơn nhiều câu hỏi 3048634 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp mình với! Mình cảm ơn nhiều

image

Lời giải 1 :

I.Vị trí , địa lý , địa hình , khoáng sản Châu Á :

- Vị trí : 

+ Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo

+ Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu. 

- Diện tích:- Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.

- Khu vực tiếp giáp :tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn

II. Khí hậu Châu á

1.

-Các đới khí hậu :

+Đới khí hậu cực và cận cực
+Đới Khí hậu ôn đới
+Đới khí hậu cận nhiệt đới
+Đới khí hậu nhiệt đới
+Đới khí hậu xích đạo

- Các kiểu phổ biến là :

+Kiểu khí hậu gió mùa
+Kiểu khí hậu lục địa

2 .Khí hậu VN: Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới và thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa.

3. Nhận diện biểu đồ nhiệt độ lượng mưa : ( Này mình cũng không biết nữa )

4.Đặt tính gió mùa:Mùa đông lạnh khô , mùa hè nóng ẩm mưa nhiều .

5.

- Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa:

+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấ

III.Sông ngòi Châu Á:

1.Vị trí sông lớn Châu Á:

-Ở Bắc Á: Sông Ô-bi, sông I-ê-nit-xây, sông Lê-na.

-Ở Đông Á: Sông A-mua, sông Hoàng Hà.

-Ở Đông Nam Á: Sông Trường Giang, sông Mê Công.

-Ở Nam Á: Sông Hằng, sông Ấn.

-Ở Tây Nam Á: Sông Ơ-phrát, sông Ti-grơ.

-Ở Trung Á: Sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a.

2.Đặc điểm sông ngòi Châu Á:

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn, lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

* Sông ngòi Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện, còn sông các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

IV. Dân cư - Xã hội Châu Á
1.Đặc điểm Dân cư:

- Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23,4 % của thế giới).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: ngang bằng mực trung bình của thế giới (1, 3%), cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, nhưng thấp hơn châu Mĩ và châu Phi.

- Dân cự châu Á thuộc các chủng tộc: Mông–gô–lô–it, Ơ–rô–pê–ô–li, Ô–xtra–lô–it.

- Phân bố:

  + Chủng tộc Môn-gô–lô–it sống chủ chủ yếu ở Bắc Á và Đông Nam Á, Đông Nam Á.

  + Chủng tộc Ơ–rô–pê–ô–li sống chủ yếu Nam Á, Tây Nam Á và Nam Á.

  + Chủng tộc Ô–xtra–lô–it sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.

2.

Thảo luận

Lời giải 2 :

*CHO MÌNH 5 SAO VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ ^^

I.  Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản châu Á:

1. Xác định được các đặc điểm:

- Vị trí địa lí:

+ Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận lục địa Á - Âu.

- Diện tích:

+ Là châu lục rộng lớn nhất thế giới, có tổng diện tích là 44,4 triệu km2.

- Khu vực tiếp giáp:

+ Tiếp giáp với hai châu lục ( châu Phi, châu Âu ) và ba đại dương lớn ( Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương ).

- Khoáng sản:

+ Phong phú đa dạng nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, thiếc,...

II. Khí hậu châu Á

1. Trình bày nguyên nhân của sự phân hóa:

- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo nên châu Á có đủ các laoij khí hậu trên Trái Đất: Khí hậu cực và khí hậu cận cực, khí hậu ôn đới, khí hậu cận nhiệt, khí hậu nhiệt đới, khí hậu xích đạo.

- Trong mỗi đới khí hậu lại phân thành nhiều khiểu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào nội địa là do sự phân hóa của khí hậu theo độ cao địa hình. 

2. Khí hậu Việt Nam:

- Nằm trọn trong vùng nội chí tuyến. Mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần trong một năm

- Chế độ bức xạ dồi dào

- Thuộc khu vực châu Á gió mùa

- Mùa đông: Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (gió mùa Đông Á)

- Mùa hè: Chịu tác động của gió mùa Tây Nam (gió mùa Nam Á)

- Thường xuyên chịu tác động của gió mùa Đông Nam Á (chỉ đối lập về hướng gió)...

3.... ( Bài tập 1 _ trang 9)

a) Y-a-gun (Mi-an-ma):  nhiệt đới gió mùa.

E Ri-át (Ả-rập-xê-út):  nhiệt đới khô.

b) Đặc điểm

Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt năm lớn (khoảng 200C), lượng mưa rất ít (82 mm).

+ Mùa hạ nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ cao nhất lên tới 370C, hầu như không có mưa.

+ Mùa đông lạnh khô, mưa ít.

* U-lan Ba-to (Mông Cổ): Ôn đới lục địa.

- Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt rất lớn (khoảng 330C), lượng mưa ít (220 mm/năm)

+ Mùa hạ khô nóng (tháng 4 -9): Nhiệt độ trên 100C, cao nhất là 250C; lượng mưa thấp.

+ Mùa đông lạnh, khô (tháng 10 -3): Nhiệt độ xuống dưới âm 0C, thấp nhất là -80C.

4. Khái niệm đặc tính gió mùa

- Gió mùa là dòng không khí ổn định theo mùa với sự biến đổi căn bản của hướng gió thịnh hành từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đông.
- Có nghĩa là ở mỗi khu vực gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ với những hướng gió thịnh hành ngược nhau hay ít nhất cũng khác biệt rõ nét với nhau.

5....

- Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á

+ Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

+ Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

+ Đặc điểm

- Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể

- Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều

- Các khí hậu lục địa:

+ Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa

+ Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô

+ Đặc điểm:

- Mùa đông khô và lạnh

- Mùa hạ khô và nóng

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa...

III. Sông ngòi châu Á

1. Xác định vị trí sông lớn châu Á

- Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng HàDương TửHắc Long GiangMê KôngẤnHằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy.

2. Trình bay đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn ( I - ê - nit -xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng ) 

- Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp 

+ Bắc Á: Mạng lưới sông dày, chảy theo hướng từ Nam -> Bắc, mùa đông nươcs đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tuyết tan

+ Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn, chế độ nước theo mùa.

+ Tây Nam Á, Trung Á: sông ngòi kém phát triển, nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan, càng về hạ lưu nước càng giảm.

-> Sông ngòi châu Á có giá trị lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy điện cung cấp nước cho sản suất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,...

IV. Dân cư xã hội châu Á

1. Đặc điểm dân cư châu Á

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, năm 2021 là 4,6 tỉ người, chiếm 60% trên thế giới.

- Châu Á có mật độ dân số cao, năm 2021 là 104 người / km2, dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở đồng bằng và ven biển vùng đồi núi dân cư thưa thớt.

2....

- Qua bảng số liệu dân số châu Á qua các năm ta thấy năm 1950 dân số châu Á từ 1402 triệu người đến năm 2000 có sự gia tăng vượt bậc tăng lên đến 3683 triệu người, đến năm 2002 dân số có chiều hướng gia tăng nhưng chỉ tăng khoảng 100 triệu người. ( không biết đúng không).

CHÚC BẠN HỌC TỐT !! <3

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247