Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 hãy viết bài văn nghị luật về phần 1 cơ...

hãy viết bài văn nghị luật về phần 1 cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ/ đồng chí/ đúng sẽ chọn câu trhnh và vote - câu hỏi 800606

Câu hỏi :

hãy viết bài văn nghị luật về phần 1 cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ/ đồng chí/ đúng sẽ chọn câu trhnh và vote

Lời giải 1 :

A. Chung cảnh ngộ, giai cấp - Hai câu đầu:

- Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang tâm sự cùng nhau.

+ Giọng điệu tự nhiên, mộc mạc, đầy thân tình.

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua” gợi ra hình ảnh quê hương vùng chiêm chũng đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

+ Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” - mang chất liệu thành ngữ, gợi vùng quê nghèo nơi đồi núi trung du đất đai khô cằn, khó canh tác, trồng trọt.

“Quê anh ”“làng tôi”đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ, là nơi " mặn đồng chua” - là xứ sở của “đấtcày lên sỏi đá”

- Tác giả đã mượn thành ngữ, chất liệu thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn rau cắt rốn thân yêu của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất chân quê, dân dã đúng như con người vậy - những chàng trai dân cày chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận! Như vậy, sự đồng cảnh, cùng chung giai cấp chính là cơ sở, là cái gốc hình thành nên tình đồng chí.

  1. Chung nhiệm vụ, lí tưởng - 3 câu thơ tiếp;

Câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, cảm xúc thơ như dồn tụ, nén chặt lại. Những ngày đầu, đứng dưới lá quân kì, những chàng trai ấy còn là “đôi người xa lạ” mỗi người một phương trời “chẳnghẹnquen nhau”. Nhưng rồi cùng với thời gian kháng chiến, đôi bạn ấy gắn bó với nhau bằng biết bao kỉ niệm: “Sủng bên sủng, đầu sát bên đầu”

“ Súng bên súng” là cách nói hàm súc, giàu hình tượng, đó là những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc - ‘‘Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Hình ảnh “Đầu sát bên đầu ”lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó.

B. Chung mọi gian lao, thiếu thốn - 2 câu tiếp:

“Đêm rét chung chăn thành đôi trí kỉ” lại là câu thơ ắp đầy kỉ niệm về một thời gian khó, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi “Bát cơm sẻ nửa – Chănsuiđẳp cùng” Và như thế mới thành “đôi kỉ” để rồi đọng kết lại là “Đồng chí!”.“Tri kỉ” là hiểu bạn như hiểu mình, ý nói những người bạn rất thân.

=> Tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất giản dị, nhưng rất chuẩn xác: “bên”, “chung”. Từ “bên” qua “sát”đến “chung” là cả một hành trình. Trong hành trình ấy tình cảm cứ đượm dần lên thành tình đồng chí.

Đồng chí!

“Đồng chỉ” - hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Nỏ diễn tả niềm tự hào, xúc động, cứ ngân vang lên mãi. Xúc động bởi đó là biểu hiện cao nhất của một tình bạn thắm thiết, đẹp đẽ. Còn tự hào bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của những con người cùng chung chí hướng, cùng một ý nguyện, cùng một lí tưởng, ước mơ. Câu thơ được tách riêng, độc lập, là một câu đặc biệt gồm một từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, như nốt nhấn trong một bản đàn, một phát hiện, một vỡ lẽ bất ngờ, một chiêm nghiệm chín chắn, một lời khẳng định tình cảm của những người đồng đội, tình cảm cách mạng, tình cảm chỉ có ở thời đại mới.

“Đồng chỉ” - ấy là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. Hai tiếng “đồng chỉ”bởi vậy mà giản dị, đẹp đẽ, sáng ngời và thiêng liêng.

Câu thơ còn như bản lề gắn kết hai phần của bài thơ, khép lại cảm xúc ở 6 câu đầu nói về cơ sở của tình đồng chí, đồng thời mở ra cảm xúc ở 10 câu tiếp theo nói về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Văn chương nói chung , thơ ca nói riêng với sứ mệnh diệu kì của mình không bao giờ xa rời thực tế mà luôn vẽ nên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Đối với văn thơ thời kháng chiến, đó là hiện thực của cuộc đấu tranh bền bỉ, gian khổ. Thế nhưng, trong cuộc chiến tranh dữ dội ấy vẫn có nhưng gam màu lãng mạn hiện lên. Đến với bài thơ " Đồng chí", ngoài hiện thực dữ dội, đó còn là vẻ đẹp của tình đồng chí thiêng liêng.

  Bài thơ được sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.

  Những người lính đã gặp nhau, dựa trên những sự tương đồng mà trở thành tri kỉ, thành đồng đội gắn bó keo sơn. Vốn ban đầu, họ là những người xa lạ, ở nhiều phương trời khác nhau và chưa một lần gặp mặt. Giờ đây, cuộc kháng chiến của dân tộc đã khiến họ gặp nhau và trở thành thân thiết, rồi trở thành đồng chí. Vì giữa họ có nhiều điểm chung. 

 "Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!"

Trước hết,  họ cùng chung hoàn cảnh xuất thân: Đều là những người nông dân đến từ những miền quê nghèo khó, lam lũ. Họ vốn quen với cuốc cày hơn là khói lửa, binh đao. Thứ hai,họ cùng chung nhiệm vụ “ Súng bên súng”, chung lý tưởng “ Đầu sát bên đầu”. Họ cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên. Chính nhiệm vụ cao cả đã gắn kết “anh” và “ Tôi” trong một đội ngũ để trở thành đồng chí, đồng đội thân thiết. Sự gặp gỡ của họ là tự nhiên, là tất yếu, do cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc tạo ra. Những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của những tháng năm chống pháp vô hình chung đã trở thành sợi dây gắn kết họ.Những “Đêm rét chung chăn” đã tạo nên tình tri kỷ, đồng cảm, thân thiết với nhau đến tận cùng. Đặc biệt, sưc nặng của đoạn thơ đặt vào dòng thơ thứ 7. Hai tiếng "đồng chí" vang lên thật nhẹ nhàn, giản dị mà ẩn chứa, sâu sắc. Sự đặc biệt ấy gợi cho ngắn gọn, chỉ có 2 tiếng tạo thành một câu cảm thán đặc biệt. Câu thơ vang lên ngắn gọn như một nhận thức, một khám  phá, một khẳng định về tình đồng chí thiêng liêng. Câu thơ chất chứa, dồn nén yêu thương, tự hào , biết ơn khi nhà thơ đã nhận thức được bản chất cốt lõi của tình đồng chí. Câu thơ khép lại ý đoạn thơ trên, đồng thời mở ra một chân trời.

Để khắc họa vẻđẹp ấy, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hàm súc, giàu hình ảnh. Hình ảnh thơ chân thực và mang đậm ý nghĩa biểu trưng. Kết cấu bài thơ theo lối quy nạp. Nhịp thơ, dòng thơ biến hoá linh hoạt. Cách dùng đại từ rất hay.

Qủa thật bai thơ đã dựng lên tạc vào lòng người đọc 1 bức tượng đài về tình đồng chí sâu sắc mà thấm thía. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247