Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 ÔN TẬP VĂN BẢN: QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh...

ÔN TẬP VĂN BẢN: QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan) I. VĂN BẢN Cho câu thơ: Bước xuống Đèo Ngang bóng xế tà Câu 1: Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo Câu 2: Cho b

Câu hỏi :

ÔN TẬP VĂN BẢN: QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan) I. VĂN BẢN Cho câu thơ: Bước xuống Đèo Ngang bóng xế tà Câu 1: Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo Câu 2: Cho biết tên bài thơ em vừa chép? Tác giả? Hoàn cảnh sáng tác? Nội dung bài thơ? Câu 3: Nêu Phương thức biểu đạt? Thể loại (thể thơ) của bài thơ? Em hãy trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó (Thể hiện như thế nào qua bài thơ)? Câu 4: Địa danh được nói đến trong bài thơ là địa danh nào? Hãy trình bày hiểu biết của em về địa danh ấy? Câu 5: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào vào thời điểm nào? Thời điểm đó có gì đặc biệt? Tâm thế của nhà thơ lúc đó như thế nào? Câu 6: Cảm nhận cảnh Đèo Ngang được miêu tả qua 4 câu thơ đầu Câu 7: Liệt kê các biện pháp nghệ thuật dược sử dụng ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? II. TẬP LÀM VĂN Hãy viết bài văn biểu cảm về ngôi trường của em

Lời giải 1 :

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

câu 2 bài thơ em vừa chép là bài qua đèo ngang. tác giả bà huyện thanh quan,

hoàn cảnh sáng tác:Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. 

 nội dung :bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả

câu 3  PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:

  • Gồm có 8 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ
  • Thường triển khai nội dung theo bố cục đề - thực - luận - kết

câu 4

địa danh : Lần đầu nữ sĩ "bước tới Đèo Ngang", đứng dưới chân con đèo "đệ nhất hùng quan" này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình,

hiểu biết :Đèo Ngang là đèo trên Quốc lộ 1A vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

câu 5  Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào vào thời điểm bóng xế tà.  Buổi chiều, đặc biệt là lúc chiều tà, khi mọi vật xung quanh dần chìm vào bóng đêm, sự giao hữu giữa ánh sáng còn sót lại và sự ập đến của bóng tối như đè nặng lên tâm trạng con người hơn bao giờ hết. Sự lắng lại của tâm trạng là những cảm xúc bâng khuâng, buồn man mác, nhìn cảnh vật gợi ra những nỗi nhớ nhung về quê hương da diết

câu 6 Bốn câu thơ đầu bài thơ Qua đèo Ngang là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người mang đậm nét hoang sơ, gợi cảm giác buồn vắng lắng. Nhà thơ bước tới nơi đây khi cảnh đã bước sang xế chiều, bóng tối dần xâm lấn không gian, thời điểm cuối ngày ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mông lung. Đặc biệt giữa không gian rộng lớn của đèo Ngang, khiến cho thi nhân càng cảm nhận rõ hơn một nỗi cô đơn giữa chốn xa lạ. Bức tranh thiên nhiên chiều tà ấy được điểm tô bởi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Cỏ cây cùng hoa lá vươn lên tìm lấy sự sống cho mình. Động từ ‘chen” như diễn tả sự chen chúc, không hàng lối, gợi ra bức tranh thiên nhiên um tùm,  hoang vu, gợi buồn nơi núi rừng. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy, thấp thoáng bóng dáng con người trong công việc lao động bình dị thường ngày. Thế nhưng, sự xuất hiện của con người khiến tác giả cảm nhận sự hiu quanh như lớn dần thêm. Bởi số lượng ít ỏi “tiều vài chú” và “lác đác bên sông, chợ mấy nhà”  càng làm tăng thêm sự vắng vẻ của đèo Ngang.

câu 7

Nghệ thuật bài thơ– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng. – Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. – Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,… rất hay.

                                văn mình chưa tả điwc

Thảo luận

-- nếu bạn thấy hay thì có thể cho mình ctlhn
-- xin câu trả lời hay nhất ở dưới câu trả lời của mình

Lời giải 2 :

Câu 1.Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Câu 2: tên bài thơ em vừa chép:QUA ĐÈO NGANG

Tác giả:Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Hinh

Hoàn cảnh sáng tác:bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX.

Nội dung bài thơ:

-Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người  nhưng còn hoang sơ

-Thể hiện nỗi buồn, tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm nhớ nước nước thương nhà của nhà thơ trước cảnh vật đèo ngang

Câu 3.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Thể loại (thể thơ) của bài thơ:thất ngôn bát cú

Em hãy trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó: Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6 và 8). Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6,có phép đối ở bốn câu giữa.

Câu 4: Địa danh được nói đến trong bài thơ là địa danh:Đèo ngang

Đèo Ngang  đèo trên Quốc lộ 1A vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh  Quảng Bình.Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.Từ năm 2004 Hầm đường bộ Đèo Ngang được xây dựng, thay thế đoạn đường đèo vượt núi Hoành Sơn.Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Lê Thánh TôngNguyễn ThiếpVũ Tông PhanNgô Thì NhậmNguyễn Du, vua Thiệu TrịNguyễn Hàm NinhBà huyện Thanh QuanNguyễn Phước Miên ThẩmNguyễn Văn SiêuCao Bá Quát... đã lưu dấu tại đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ. Đặc biệt, bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng, được xem như vẽ lên bức tranh thủy mặc.

Câu 5: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào vào thời điểm lúc xế tà (đã về chiều).Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người.
Câu 7: 

Nghệ thuật: điệp từ (chen,..), liệt kê(cỏ, cây, đá, trời ,...), bút pháp tả thực

Tác dụng: Gợi ko gian rộng lớn, ngập tràn sắc đỏ của hoàng hôn , thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, cây cối rậm rạp, um tùm, cảnh sắc thiên nhiên gợi buồn, trống trải.

Nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối 

->Gợi lên làng quê miền núi nghèo nàn, tieu điều, xơ xác , hoang vắng, con gười nhỏ bé, vất vả, cực nhọc

chơi chữ(quốc quốc, gia gia),từ láy( lom khom,lác đác), lượng từ (vài, mấy), điệp ngữ(ta),...

=>...

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247