Dàn bài
Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm văn học đó
Đó là tác phẩm nào?
Tác giả là ai?
Thân bài
" tốt nhất là nên chép luôn bài thơ vô để cho dễ biểu cảm nha,mình toàn làm thế vì sợ quên ý á"
Nội dung chính của tác phẩm trên?
Em có cảm xúc như thế nào khi đọc bài thơ ấy?
Những cảm nghĩ của em qua từng dòng thơ?
Qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì?
Điều đó làm cho em học hỏi hoặc biết thêm đueọc điều gì ?( về cách mạng,về người chiến sĩ....)
Kết bài
Cảm xúc của em cũng như những bài học mà em rút ra được
Bài làm
Nếu có ai đó hỏi em," bài thơ nào làm cho em ấn tượng sâu sắc nhất thì chắc chắn em sẽ trả lời ngay mà chẳng cần nghĩ ngợi .Đó là bài ngắm trăng của tác giả Hồ Chí Minh
Bài thơ ấy chỉ đueọc trình bày vỏn vẹn trong 4 câu thơ
" tiếng suối trong như tiếng hát ca
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya nhue vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bài thơ này chính alf một viên ngọc quý trong chuỗi ngọc vủa những tác phẩm văn học Việt Nam.Với những câu từ đơn giản ,dễ hiểu những lại thấm đẫm trong cả trái tim và tâm trí của người đọc và người nghe.Bài thơ vẽ ra trước mặt mỗi người chúng ta về một khung cảnh thiên nhiên.Tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên và niềm vui của tác giả đều được thể hiện ra bên ngoài ,và trong khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp ấy,,bác vẫn không chỉ ngắm nhìn và ví von những cảnh đẹp mà sâu trong trái tim.Bác vẫn cks một nỗi lo ,lo cho nước nhà,lo cho dân tộc.
Qua bài thơ ,em có thể nhận thấy bác là một người sâu sắc và giàu tình cảm và yêu thiên nhiên.Thế nhưng ở khi ở trong thiên nhiên,bác không hề ngủ,nhưng không phải là không ngủ vì cảnh quá đẹp mà là do trong lòng bác vẫn còn muôn vàm nỗi lo.Mà bác vẫn ngắm nhìn trằng và qua bài thơ bác đã thể hiện rất rõ nỗi lo lắng ,ưu tư cho đất nước ,cho quê hương
Trong mắt của em,bác là một người tuyệt với nhất,bác đã hi sinh ,hi sinh rất nhiều để đổi lại tự do cho toàn dân tộc,để em đueọc sống trong hòa bình nhu ngày hôm nay.Mà qua tác phẩm "Ngắm trăng " lại càng thể hiện rõ hơn. Tâm trạng và tinh thần bất khuất của bác và làm cho em càng cảm phục hơn về người
* bn tham khảo nha*
Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247