Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 1.Biểu tượng của vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ...

1.Biểu tượng của vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 2. "Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim moi con người "(

Câu hỏi :

1.Biểu tượng của vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 2. "Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim moi con người "(George sand) Hãy làm rõ "ánh sáng " mà Nguyễn Duy muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ Ánh trăng.

Lời giải 1 :

*Bạn tham khảo nha*

1, Biểu tượng vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một người bạn tâm tình, tri kỷ gắn bó của con người trong những năm tháng khó khăn, vất vả. Không những thế, vầng trăng, ánh trăng ấy còn là một tấm gương phản chiếu tâm hồn, giúp con người cảnh tỉnh về sự phụ bạc, vô tình, nhanh quên quá khứ của mình. Chưa hết , vầng trăng, ánh trăng ấy còn là tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, không thay đổi, vẫn ở đó, từng bị con người lãng quên nhưng rồi giúp ocn người cảnh tỉnh về sự phụ bạc của mình: lãng quên quá khứ.

1, "Ánh sáng" mà Nguyễn Duy muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ "Ánh trăng" là ánh sáng thức tỉnh con người về sự chung thủy với quá khứ, trân trọng quá khứ. Khi con người được sống trong đầy đủ, chúng ta dễ dàng quên đi những năm tháng khổ cực, dễ dàng quên đi người bạn luôn dõi theo chúng ta: vầng trăng. Ánh sáng mà Nguyễn Duy muốn đem đến là ánh sáng của thái độ sống ân tình, coi trọng quá khứ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Nhắc tới thơ ca cách mạng trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ ta không thể không nhắc tới nhà thơ Nguyễn Duy với những sáng tác đi sâu vào lòng người bởi sự chân thành, mộc mạc và vô cùng gần gũi của ông. Nằm trong tập thơ cùng tên được sáng tác năm 1978 “Ánh trăng” đã làm rung động trái tim bao độc giả yêu thơ và truyền cho họ nhiều cảm hứng và cách nhìn nhận về cuộc sống.

Xuyên suốt bốn khổ thơ của bài thơ là hình ảnh ánh trăng sáng cùng với những dòng tâm sự hoài tưởng, day dứt về những tháng năm quá khứ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ánh trăng gần gũi quen thuộc biết chừng nào:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỷ.

Có thể thấy được vầng trăng giống như một người bạn thân thiết như hình với bóng của tác giả khi đã cùng tác giả lớn lên cùng tác giả trải qua biết bao tháng ngày tươi đẹp hay khó khăn. Ánh trăng thanh dịu nhẹ, man mác lan tỏa khắp không gian nơi thôn quê yên tĩnh, trải dài thứ ánh sáng bạc đẹp đẽ xuống cánh đồng mênh mông. Từ dòng sông nhỏ đến tới biển khơi bao la rộng lớn đâu đâu cũng có ánh trăng làm bạn. Đến khi tác giả lớn lên ánh trăng tri kỷ cũng cùng tác giả tham gia vào những cuộc hành quân, những lần khốn khó nơi những cánh rừng già.

 

Trăng đối với tác giả đã từ lâu giống như người bạn tri kỷ luôn bên cạnh, luôn đồng hành cùng tác giả trên mọi chặng đường tác giả đi. Có thể hiểu được tình yêu mà tác giả dành cho ánh trăng sáng kia thật mênh mông và sâu sắc. Sự gắn bó yêu thương, tình cảm chân thành thật đáng ngưỡng mộ của anh bộ đội trẻ với ánh trăng.

 

Khổ thơ tiếp theo ta sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn sự gắn bó thân thiết của tác giả và ánh trăng:

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa.

 

“Trần trụi” và “Hồn nhiên” là hai từ ngữ được tác giả sử dụng rất hay khi đặt ở đầu mỗi câu thơ như muốn ví ánh trăng cũng có khí chất và tính cách như con người vậy. Trăng và con người cứ bên nhau như vậy như sông, như bể với một tâm hồn chân thật và chất phác vô tư. Cách gieo vần ở mỗi  câu thơ cũng thật đặc biệt : ” thiên nhiên”, “hồn nhiên” khiến cho câu thơ như trải dài, liền mạch khơi gợi lên trong lòng độc giả bao cảm giác nhớ nhung, bâng khuâng về những năm tháng tuổi thơ vô tư, trong sáng.

Từ “Ngỡ” trong câu thơ như một dấu lặng như lời của chính tác giả tự nhủ với bản thân rằng sẽ chẳng bao giờ quên đi một người bạn tình nghĩa như thế cùng tình cảm chân thành ấy dành cho ánh trăng sẽ chẳng bao giờ thay đổi.

 

Nhưng chính từ ” ngỡ” cùng lời nhắc nhở ấy lại đẩy sang một dòng cảm xúc mời ở khổ thơ tiếp theo:

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua dường.

Thời gian đã thay đổi, cuộc sống thay đổi, không gian cũng từ đó mà thay đổi không còn những dòng sông, những khu rừng chiến đầy gian khổ nữa mà thay vào đó là cuộc sống mới, thành phố, văn minh và hiện đại hơn. Cuộc sống thay đổi con người cũng phải thích nghi dần với cuộc sống mới và hòa mình vào sự phát triển ấy nên vô tình cũng đã bỏ qua một vài điều thân thuộc. Tác giả cũng vậy sống trong phố thị phồn hoa, đèn điện, cửa gương xa hoa,rực rơ đã khiến cho tác giả quên mất đi mình từng có người bạn tri kỷ trước kia. Để rồi sự thờ ơ đó đã khiến cho hai câu cuối đoạn 3 trở nên chùng xuống nghẹn ngào:

 

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường.

 

Cách dùng từ ” người dưng” đã gợi lên bao cảm giác xót xa, ngỡ ngàng. Đã từng là bạn, là tri kỷ, là người mà ngỡ sẽ chẳng bao giờ có thể quên nay bỗng nhiên thành người dưng xa lạ, giống như” người dưng qua đường”. Phép so sánh ấy đã khiến cho câu thơ xoáy vào lòng người nỗi tiếc nuối, day dứt xót xa cho một sự thay đổi không báo trước.

 

Để rồi khổ cuối tác giả đã tạo nên tình huống đặc biệt:

 

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn.

 

Khổ cuối này đã đột ngột thay đổi hay do chính nội tâm tác giả thay đổi khiến cho khố thơ cũng bất ngờ thay đổi. Sau chiến tranh cuộc sống mới hối hả, bận rộn đã khiến cho tác giả quên mất quá khứ, quên mất người bạn tri kỷ. Đến khi “đèn điện tắt” một tình huống bất ngờ và hợp lý đã khiến cho tác giả phải tìm nguồn ánh sáng bằng cách” vột bật tung cửa sổ” và nhận ra sự thay đổi của bản thân.

 

Từ “thình lình”,” bật tung” là động từ mạnh khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân và ánh trăng sáng ngoài kia. Câu thơ mang hàm ý rất đặc biệt khi ánh trăng ngoài kia rất sáng và tròn, tác giả cảm thấy đột ngột khi thấy ánh trăng tròn. Có phải ánh trăng đột ngột tròn hay không hay chính sự giật mình, sự vô tâm mà tác giả mới thấy ánh trăng như thế. Ánh trăng vẫn sáng, vẫn tròn đẹp và chung thủy, cần mẫn ngoài kia chỉ có con người là thay đổi mà thôi.

 

Khổ thơ cuối là lời tự vấn của bản thân khi đã quá vô tâm hờ hững với những gì là thân thiết của mình trong quá khứ. Với cách sử dụng thể thơ năm chữ quen thuộc, với lời thơ giản dị, mạch thơ tự nhiên, Nguyễn Duy đã đưa ta vào một câu chuyện của chính cuộc đời để mỗi chúng ta tự chiêm nghiệm và rút ra cho mình cách sống, cách đối xử với cuộc đời. Bài thơ như lời cảnh tỉnh đối với tất cả chúng ta hãy biết trân trọng quá khứ và những gì gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống của mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247