Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Câu 3. Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của...

Câu 3. Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn?

Câu hỏi :

các sư phụ giỏi sinh giúp tôi

image

Lời giải 1 :

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

`-` Thân và đuôi dài `->` Giúp định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt và giữ thăng bằng khi di chuyển.

`-` Chân có vuốt sắc `->` Tạo thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn.

`-` Mắt có mi cử động và có tuyến lệ `->` Làm cho mắt luôn có độ ẩm nhất định, hạn chế khô mắt.

`-` Cổ dài `->` Tạo điều kiện cho việc quan sát.

`-` Da khô, có vảy sừng `->` Nhằm tránh mất nước.

`-` Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai `->` Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Bạn tham khảo nhé!

 - Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn khi thích nghi với đời sống trên cạn:

  + Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

  + Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

  + Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

  + Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

  + Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

  + Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247