Khổ thơ thứ nhất đã mở đầu bài thơ những cảm xúc chân thành ,xúc động của tác giả khi đến thăm lăng Bác:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".
Bài thơ có nhan đề là "Viếng lăng Bác" song ở câu thơ đầu tiên tác giả đã dùng từ "thăm" thay cho từ "viếng". Đây là một dụng ý của nhà thơ. Với từ "thăm" này tác giả đã sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh đem đến cho người đọc cảm giác Bác như còn sống và đây là cuộc trở về thăm cha của một người con. Qua cách nói này, tác giả vừa làm dịu đi nỗi đau mất Bác vừa khẳng định Bác còn sống mãi với non sông đất nước và trong tâm hồn dân tộc. Nhà thơ xưng "con" và gọi "Bác". Cách xưng hô mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ này đã xóa đi cái khoảng cách xa lạ giữa người dân và lãnh tụ. Chất chứa trong đó là tình cảm gần gũi, thân thương như cha con ruột thịt. Câu thơ đầu tiên chỉ như một thông báo ngắn song lại rưng rưng bao nỗi niềm xúc động. Nỗi niềm ấy kết đọng trong hai tiếng "miền Nam". Đây không chỉ là một địa danh trong kháng chiến, là thành đồng tổ quốc mà còn là mảnh đất mà Bác Hồ dành cho biết bao tình cảm nhớ thương. Có hiểu điều đó ta mới cảm nhận được hết tâm trạng xúc động của nhà thơ. Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp nơi lăng Bác là hàng tre thân thuộc của làng quê Việt Nam. Không kìm được xúc động, nhà thơ thốt lên:
"Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam".
Từ cảm thán "Ôi" đã mở ra bao trạng thái cảm xúc: có xúc động, có ngạc nhiên và có cả sự trầm trồ thán phục. Ấn tượng nhất với nhà thơ là màu xanh của hàng tre. Từ "Việt Nam" vốn là danh từ riêng song trong cụm từ "xanh xanh Việt Nam" nó được dùng với chức năng của tính từ. Ý thơ từ đó mà trở nên sâu sắc hơn nhiều. Màu xanh của tre đã trở thành biểu tượng cho sức sống tươi trẻ, dồi dào, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Đây là màu sắc đặc trưng, mang linh hồn và cốt cách của dân tộc. Hình ảnh hàng tre dưới ngòi bút ẩn dụ, nhân hóa tài ba của Viễn Phương đã mang giá trị thẩm mĩ sâu sắc. Tác giả đã nhân hóa hàng tre qua tư thế "đứng thẳng hàng" trong "bão táp mưa sa". Cái tư thế hiên ngang này gợi liên tưởng đến tư thế trang nghiêm của những người lính gác lăng đang ngày đêm canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho Bác. Biện pháp tu từ này đã thổi hồn vào hàng tre thân thuộc khiến nó thật sinh động. Nhà thơ không chỉ đem đến cho hàng tre tư thế đứng hiên ngang mà còn trao cho nó đời sống tâm hồn, tình cảm thật đẹp đẽ. Hình ảnh hàng tre còn mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Tư thế hiên ngang của hàng tre quê hương chính là ẩn dụ cho dáng đứng kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong những thử thách khốc liệt của lịch sử. Khắc họa hình ảnh hàng tre quây quần bên lăng Bác, nhà thơ muốn khẳng định Bác vẫn sống mãi cùng thiên nhiên đất nước và trong lòng dân tộc.
a) Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác, đặc biệt là hai khổ thơ cuối.
- Dẫn dắt, giới thiệu hai khổ cuối: Hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
b) Thân bài
* Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.
* Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:
– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.
“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình
ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:
“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”
c) Kết bài
– Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.
– Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung bài tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết đau xót tự hào.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247