Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 1. Mâm ngũ quả cúng gia tiên thường là những...

1. Mâm ngũ quả cúng gia tiên thường là những quả nào? Tại sao mâm cơm tất niên, đêm giao thừa thường cúng xôi gà? 2. Hãy tả mâm cơm đêm giao thừa của gia đình

Câu hỏi :

1. Mâm ngũ quả cúng gia tiên thường là những quả nào? Tại sao mâm cơm tất niên, đêm giao thừa thường cúng xôi gà? 2. Hãy tả mâm cơm đêm giao thừa của gia đình em. -----------------------------

image

Lời giải 1 :

1.

- Mâm ngũ quả cúng gia tiên thường là những loại quả bắt mắt và hàm chứa nhiều thông điệp ý nghĩa như bưởi, quýt, chuối, cam, phật thủ,...

- Mâm cơm tất niên, đêm giao thừa thường cúng xôi gà vì gà là con vật tượng trưng cho khởi đầu mới mẻ, thắng lợiKhông những vậy, vẻ đẹp ngũ sắc và dáng đi oai vệ của gà trống như thể hiện đầy đủ 5 đức tính cần có của người quân tử. Cúng gà trống là mong muốn một năm mới bình an, hạnh phúc, thịnh vượng.

2. Tả mâm cơm giao thừa  của gia đình:

        Chắc hẳn trong mỗi gia đình Việt Nam nào dù truyền thống hay hiện đại thì ngày 30 Tết - thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới cũng đều quây quẩn bên nhau, cùng chuẩn bị mâm cơm cúng đêm giao thừa. Gia đình em cũng vậy, vào nửa đêm, khi mí mắt sụp xuống và thâm quầng, bố bắt đầu ủi mẹ em ra phòng khách để thắp hương, khi mùi hương hòa với mùi đồ ăn thơm thơm làm lòng em cũng sực lên cảm giác rộn ràng đến lạ: Mâm cơm đêm giao thừa.

        Nói về mâm cơm cúng đêm giao thừa ở miền Bắc, em cũng không biết tập tục trên bắt nguồn từ bao giờ và do đâu, chỉ biết từ khi bắt đầu có nhận thức thì cứ đêm 30 Tết hàng năm, bố mẹ em lại cúng một mâm cơm nho nhỏ lên bàn thờ gia tiên. Dạo trước em còn không thức được đến quá 11h, nhưng thời gian đã tôi luyện em một đức tính cú đêm. Bây giờ em đã có thể thức đến 24h và nghe tiếng pháo hoa bòm bọp trước hiên nhà, đồng thời cũng săm soi kĩ hơn từng món ăn trong mâm cơm đêm giao thừa của gia đình.

         Đầu tiên và không thể thiếu trong mâm cơm đó là món xôi gà thần thánh (nói là mâm cơm cho có tính chất tượng trưng chứ nhà em không cúng cơm mà cúng xôi). Chỉ nói thôi đã ứa nước miếng vì gà luộc thơm kinh hồn, ngồi từ đầu phòng khách mà mùi thơm của nó xông từ bếp ra làm cồn cào cả ruột gan. Khi nước sôi khoảng 10 phút trong nồi áp suất, làn khói trắng xì ra phì phì như khói của đường ray tàu hỏa nhả ra mỗi khi có chuyến tàu khởi hành, ấy là lúc gà đã chín. Cẩn thận vớt gà ra đĩa, hơi nóng tỏa ra nghi ngút quyện với mùi thơm thanh nhẹ thoảng qua mũi, nếu có ai khéo và sành về gà thì chắc họ có thể đánh giá chất lượng của nó dựa vào hương thơm mà nó tỏa ra. Không những kích thích khứu giác mà còn kích thích cả thị giác. Da gà chín có màu vàng sáng, đều màu và từng lỗ chân lông của thị se khít như được skincare lâu ngày. Mào gà luộc tuy mất đi sắc đỏ của máu nhưng lại nhuốm một màu vàng đồng rất chanh sả cộng thêm dáng ngồi thanh cao vững vàng của gà làm mâm cỗ có điểm nhấn và mang màu sắc truyền thống hẳn. Khi ăn, thịt gà chắc nịch đến từng thớ thịt, dai, béo và có vị thơm, không có mỡ ngập tràn như mấy con gà công nghiệp nhốt chuồng hiện giờ. Đã thế, mấy ngày tết, chấm sương sương thịt gà với nước chấm tiết pha muối ăn kèm với lá chanh thì đảm bảo ăn một lần là thấy mê. Tiếp đến là phần xôi. Gạo nếp được chọn lựa cẩn thận, chất gạo thơm, hạt dẻo,béo, bùi, ăn có độ ngọt tan ra hòa cùng dịch vị tại đầu lưỡi. Xôi được cho vào khuôn nẹn chặt thành hình quạt rồi để vào một cái đĩa, sau đó đặt gà luộc lên trên. Theo quan niệm của người xưa, Việt Nam là một nước nông ngiệp và xôi là biểu tượng cho sức sống, sự sinh sôi phát triển, công sức lao động và mong muốn một cuộc sống ấm no đầy đủ, còn gà là linh vật báo hiệu cho một khởi đầu mới mẻ và phồn thịnh. Có lẽ vì vậy, mâm cơm cúng gia tiên trong dịp đầu năm của các gia đình Việt không thể thiếu món ăn này. Xôi gà đã đi vào tiềm thức của dân ta như một lẽ thường tình, dù có bao biến thể khác nhau để phù hợp với giới trẻ hiện nay  thì mỗi dịp Tết đến xuân về, trên mâm cơm thịnh soạn ấm nóng mà bố mẹ nấu không phải là món gà rán ngập ngụa dầu mỡ mà là món gà luộc giản dị, chân chất như chính đức tính của con người Việt Nam.

Thảo luận

-- tanphutai2 ơi
-- Gì bn
-- Vào nhóm mình ko
-- Ko mk có nhóm rồi
-- Ra đi
-- Thôi

Lời giải 2 :

Câu 1
- Mâm gia tiên thường cúng các loại trái cây như : chuối, bưởi , táo , lê , dứa ,...
- Vì người xưa quan niệm rằng xôi gà có màu vàng tượng trưng cho sự may mắm tài lộc nên ông bà ta  mới cúng xôi gà để cho may mắn tài lộc cả năm.
Câu 2 :
Vậy là 1 năm nữa cũng qua đi . Bao nhiêu nỗi buồn cũng ở lại , bước sang một kỉ nguyên mới khang trang lộng lẫy. Cứ mỗi khi giao thừa về như thế này là trong lòng ai ai cũng thấy ấm cúng.Người xa quê thì được về nhà ăn tết bên gia đình người thì được bên vong tay gia đình ngồi xem pháo bông.Nhưng tất cả điều có 1 điểm chung đó là cảm thấy thật ấm cúng .

Không khí có chút se lạnh của tiết trời cuối đông đầu xuân càng làm nổi bật sự ấm cúng trong đêm giao thừa. Cả buổi chiều không khí chuẩn bị tất bật . . Tối đến , cả nhà lại quây quanh mâm để ăn cơm . Nào là bánh chưng xanh ba luộc thơn phức mùi lá dong . Nào là những món ngon mẹ nấu có Bác thịt xiên vàng nâu ngon ngọt , có chụy miến thanh thoát , anh gà luộc vàng màu lúa , rồi đến món nem chua rán giòn thơm phức ,... tất cả đều có trong mâm cơm này . Cả nhà vừa ngồi vào mâm đã thèm chảy nước miếng , bọn trẻ con lễ phép mời thật nhanh cả nhà để ăn cơm thèn nào thèn lấy cũng xí 1 cái đùi không thì lại cái cánh của con gà , làm cả nhà cười đau cả bụng .

Suốt bữa cơm ,tiếng cười đùa không lúc nào chấm dứt . Em mong khoẳng khắc này sẽ mãi ở đây ở chính thời gian này để em 1 lần nữa cảm nhận được sự ấp cúng này vậy nên '' năm mới ơi, đến đây nhanh nên nhé''.


Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247