@Gaumatyuki
Chứng minh uống nước nhớ nguồn
Mình chọn đề 1 nha :3
Tham khảo ảnh
Vì ảnh 1 là giải thích nên có lẫn phần giải thích xíu :3
Học tốt
@Gaumatyuki#
ĐỀ 1:
Bước 1: Bạn có thể cắt bớt nhe, chú ý: không mạng, nhờ kiếm xem có link mạng ko ?
- Tìm hiểu đề: đề yêu cầu chứng minh về lòng biết ơn. Để chứng minh tốt, đúng vần đề mà bài yêu cầu cần phải xác định đúng ý, vậy các ý cần chứng minh là:
- Phải giải thích câu tục ngữ để cho mọi người hiểu
- Vai trò, sự cần thiết của lòng biết ơn
- Nêu những đẫn chứng cụ thể để đủ sức thuyết phục
- Rồi cuối cùng là nêu đánh giá, nhận xét của em
*Bước 2 - Dàn ý tham khảo:
I> Mở bài:
- Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''
- Dẫn dắt đi vào câu tục ngữ
II> Thân bài:
* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng nước sạch do nguồn tạo ra thì phải biết ơn nó
+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng
* Những dẫn chứng:
+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn
_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ
+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ
III> Kết bài:
- Nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ
+ Câu tục ngữ rất đúng đắn
B> BÀI LÀM THAM KHẢO:
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.
Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.
Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.
Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.
ĐỀ 2:
A. Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý khái quát
- Khẳng định câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ là đúng đắn
II. Thân bài:
1. Giải thích khái quát ý nghĩa câu tục ngữ:
- Có chí nghĩa là gì ? _ Nghĩa là có những ước mơ, hoài bảo hay tư tưởng nào đó mà chúng ta luôn đảm bảo những tinh thần vươn lên, nghị lực để hoàn thành cái mơ ước đó
- Nên là gì ? _ Là đạt được những thành công sau những nỗ lực, cố gắng cho các hoài bảo, tư tưởng của mình
- Tại sao lại nói có chí thì nên ? _ Vì có ý chí, nghị lực sẽ tạo nên niềm tin, sự cố gắng của chúng ta để hoàn thành những tư tưởng một cách tốt hơn
2. Chứng minh câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ là đúng đắn
* Luận điểm:
- Có chí sẽ mang lại ý nghĩa gì đối với cuộc sống chúng ta ? _ Nếu trong cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì tất cả đều chỉ là vô vọng, không có một khát khao thành công
- Có ý chí trong những lĩnh vực gì ? _ Trong nhiều lĩnh vực như đối với học sinh, chúng ta vẫn cần có ý chí để chăm học hơn, để đạt được thành tích cao hơn trong bước đầu của con đường học vấn. Hay là trong sự nghiệp, thời thanh niên - sự nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tương lai về sau của mỗi người. Vì thế mà ta cũng cần phải có chí để tạo ra những hướng đi đúng đắn trên con đường này và sẽ đạt được thành công
* Luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng ):
- Những tấm gương tiêu biểu cho người có ý chí, như là:
+ Bác Hồ: người là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc luôn có nghị lực vươn lên
+ Anh Nguyễn Ngọc Kí: người thầy giáo từng là một học sinh bị liệt cả hai tay phải tập viết bằng chân mà vẫn thành công
+ Hoặc là một số người nổi tiếng khác …
3. Liên hệ với đời sống thực tế:
- Trong trường lớp, những người bạn xung quanh ta cũng có chí vươn lên để đạt thành tích học tập cao
- Bản thân ta, có những biểu hiện của người có ý chí
4. Phê phán, lên án những người không có ý chí vươn lên:
- Tuy nhiên, ở một só trường hợp cũng không có đức tính vươn lên những khó khăn mà chỉ biết ỉ lại
- Những nguời như thế thường thất bại trong mọi việc mà không có lối thoát cho sai lầm đó nếu không biết sửa chữa
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
- Đưa ra lời khuyên cho tất cả mọi người
B. Bài làm tham khảo:
Trong cuộc sống, khó khăn hay những thử thách là điều không thể tránh khỏi. Vì chúng ta đang được ‘’ sống ‘’ mà sống thì phải biết vượt lên những khó khăn ấy. Đó là chân lí để cuộc sống ta tốt đẹp hơn và để ta có thể vững bước hơn trên đường đời của mình. Từ những kinh nghiệm ấy, câu tục ngữ ‘’ Có chí thì nên ‘’ đã được nhân dân ta đúc kết nên.
Trước hết, ta cần hiểu chính xác ý nghĩa khái quát mà câu tục ngữ muốn mang lại là gì thì mới học hỏi được từ nó những kinh nghiệm quý báu. Câu tục ngữ đã được đúc kết với một cấu tạo đặc biệt là không có chủ ngữ vì câu ngụ ý chỉ hành động, đặc điểm chung cho mọi người. Ngoài ra, nó còn gồm có hai vế được nối với nhau bằng chữ ‘’ thì ‘’. Có chí được đặt trước nên để khẳng định một lí lẽ. Có chí nghĩa là có những ước mơ, hoài bảo hay tư tưởng nào đó mà chúng ta luôn đảm bảo những tinh thần vươn lên, nghị lực để hoàn thành cái mơ ước đó. Còn nên chính là kết quả cho những nỗ lực, cố gắng cho các hoài bảo, tư tưởng của mình. Nói tóm lại, có chí thì nên nghĩa là có ý chí, nghị lực sẽ tạo nên niềm tin, sự cố gắng của chúng ta để hoàn thành những tư tưởng một cách tốt hơn.
Thật vậy, nếu trong cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì tất cả đều chỉ là vô vọng, không có một khát khao thành công. Từ đó, cuộc sống ta sẽ dần trở nên vô vị và không có mục đích sống nữa. Giá trị của ý chí là rất lớn, nó khẳng định tinh thần cao đẹp và đáng quý của mỗi con người. Nó còn nói lên sự mong muốn cho những khát vọng to lớn hơn mà lại ít được chú ý. Trong nhiều lĩnh vực như đối với học sinh, chúng ta vẫn cần có ý chí để chăm học hơn, để đạt được thành tích cao hơn trong bước đầu của con đường học vấn. Hay là trong sự nghiệp, thời thanh niên - sự nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tương lai về sau của mỗi người. Vì thế mà ta cũng cần phải có chí để tạo ra những hướng đi đúng đắn trên con đường này và sẽ đạt được thành công
Ở đời, để thành công thì phải vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Bác Hồ chính là một tấm gương tiêu biểu cho chân lí ấy. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc. Chẳng ai có thể một bước mà tiến đến con đường đứng đầu để dẫn dắt một đất nước. Mấy ai hiểu được vị trí của một vị chủ tịch là như thế nào và phải làm việc vất vả. Đường đường là một vị chủ tịch quyền cao chức trọng là lại phải ra sức bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước. Bác phải là người có ý chí rất lớn mới có thể làm được những việc ấy, lẫn trốn trong đám giặc để sang các nước khác tìm lối sống cho dân tộc để đất nước phát triển hơn nữa. Hay là anh Nguyễn Ngọc Kí một thầy giáo nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ngày còn nhỏ, anh đã bị tật nguyền cả hai tay phải tập viết chữ bằng chân. Chao ôi ! Cảm thấy thật cảm thương đối với những hoàn cảnh đặc biệt ấy. Càng cảm thương trước tình cảnh của họ tôi càng cảm thấy mình phải nên cố gắng hơn nữa.
Trong nhiều lĩnh vực, con người đều có một khát vọng riêng mình. Mà mỗi khát vọng ấy chình là sự thành công hơn người và cũng chính lẽ đó mà ý chí là rất quan trọng. Chẳng hạn như trong học tập, học sinh muốn giỏi, muốn hay hơn bạn bè thì phải bỏ sức ra mà tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn bạn của mình. Để khi đó, những kiến thức mà ta biết được có lẽ sẽ nhiều hơn và phải áp dụng vào những việc làm tốt. Hoặc là trong sự nghiệp của một số thanh niên, ai cũng có ước muốn giàu sang, phú quy, quyền cao chức trọng. Nhưng ai rồi cũng sẽ gặp khó khăn nhưng nếu vượt qua khó khăn ở hiện tại thì đó chính là bước tiến cho thành công ở tương lai. Cũng giống như việc trồng cây, nếu từ một hạt giống nhỏ mà ta cố gắng, kiên trì mà trồng thành một cái cây thật to thì sau này quả sẽ đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đó là dẫn chứng tiêu biểu cho câu tục ngữ '' Có chí thì nên '' mà ai ai cũng biết.
Tuy nhiên, theo đó những người luôn có ý nghĩ thoe hướng tiêu cực. Luôn đón nhận mọi thứ theo hướng xấu đi và mất khả quan về tầm nhìn. Đó là lí do mà họ không thể thoát khỏi vòng thất bại và sự tự ti. Con người không ai thành công mà không có ý chí. Cũng giống như nếu còn nhỏ mag không cố gắng học tập thì tương lai sau này còn khổ hơn nhiều nữa. Những người có tiêu chí không tốt thường hay có sức khỏe kém vì tâm tính luôn nghĩ về những thứ căng thẳng, khó giải quyết vấn đề một cách điềm tĩnh.
Nói tóm lại, câu tục ngữ chính là một lời khuyên về ý chí và nghị lực. Nó vẫn luôn mang vai trò quan trọng đối với đời sống nhân dân ta ngày nay. Hãy sống có ích hơn và lạc qaun hơn rồi mọi thứ cũng sẽ đâu vào đó mà thôi
ĐỀ 3:
* Tìm hiểu đề:
- Đề yêu cầu chứng mính
- Chứng minh về vai trò của việc học hiện tại
* Dàn ý tham khảo !
I> MỞ BÀI:
- Giới thiệu vấn đề về việc học
- Dẫn dắt vấn đề đi vào vấn đề nêu trong đề bài
II> THÂN BÀI:
1. Chứng minh vai trò của việc học
- Học mang lại nhiều hiểu biết
- Học còn mang lại kĩ năng về nhiều phương diện
- Học để sau này có thể ra đời làm việc tốt hơn
2. Nêu dẫn chứng cụ thể
- Nêu ra những tấm gương tốt về việc học
- Khẳng định lại giá trị về học
3. Liên hệ bản thân
- Chăm ngoan, học tốt
III> KẾT BÀI:
- Nêu ra quan điểm, tư tưởng của em về vấn đề trên
*Bài làm tham khảo
Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà học là mãi mãi, là cả đời. Câu nói của Lê - nin: '' Học, học nữa, học mãi '' nghĩa là phải học suốt đời.
Câu nói ấy của Lê-nin vừa nói lên vai trò của việc học vừa là lời khuyến khích, động viên để chúng ta hiếu học hơn. Học không phải là một sớm, một chiều. Cũng chẳng bao giờ hết nên chúng ta không nên ngừng việc học tập. Trong cuộc sống, kiến thức là cả một bầu trời bao la, là biển cả mênh mông còn những hiểu biết của ta chỉ là một giọt nước nhỏ. Nếu không biết cố gắng phát huy và tìm hiểu thì ta sẽ bị hòa tan vào dòng nước lạnh lẽo.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập chính là quyền của trẻ em được nhà nước và gia đình tạo cơ hội để phát huy nhưng theo đó là nghĩa vụ phải học thật tốt và chăm ngoan để xứng đáng với quyền của mình.
Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Ngày xưa hay đến thời nay, không ai không học hỏi mà có thành công. Nhưng mỗi người cần ý thức được việc học như thế nào là đúng đắn. Học chay, học vẹt là những việc làm dẫn đến những sai lầm không đáng trong ý nghĩ của chúng ta, từ đó sẽ hình thành thói quen không tốt dẫn đến kết quả học tập kém.
Ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt cả hai tay những vẫn cố gắng tập viết chữ bằng chân mà anh vẫn là người học trò xuất sắc, đậu đại học và hành nghề giá dục. Đi theo việc đi học mỗi ngày là sự kiên trì, nổ lực hay cố gắng để đạt được những thành tích ấy. Con người có hoài bảo, tư tưởng hay ước mơ là tốt nhưng nếu có quyết tâm để làm được những hoài bảo ấy lại càng tốt hơn. Hay là ngay cả người Bác Hồ vô cùng vĩ đại - người cứu nước, có công lớn trong việc giair phóng dân tộc - là tấm gương sáng cho tinh thần học tập miệt mài. Mặc dù phải đi nhiều nơi trên thế giới nhưng tính kiên trì học hỏi và làm việc của Bác không một chút ngừng nghỉ. Trên những chuyến tàu đi xa, Bác đã ngày đêm chăm chỉ học tiếng Anh, Pháp, Ý, ... để kịp tiếp thu với ngôn ngữ nước ngoài, tiện lợi cho sau này.
Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc học tập của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247