Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Viết bài đoạn văn về hoa đào Đoạn 1:Tả Đoạn...

Viết bài đoạn văn về hoa đào Đoạn 1:Tả Đoạn 2: biểu cảm Đoạn 3:thuyết minh câu hỏi 825528 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết bài đoạn văn về hoa đào Đoạn 1:Tả Đoạn 2: biểu cảm Đoạn 3:thuyết minh

Lời giải 1 :

đoạn 1 : Nhắc tới hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Đó là quê hương của những cây hoa anh đào nổi tiếng. Nổi bật nhất là những bông hoa. Hoa anh đào có ba màu trắng, hồng và đỏ. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc những bông hoa bắt đầu nở và toả hương thơm ngát. Lúc đầu nó màu trắng rồi dần chuyển sang hồng nhạt. Đặc biệt là trên những cánh hoa có một lớp lông non bao phủ vì thế nó có một tên gọi khác thật hay là Mao Sơn. Vào mùa xuân, khi hoa anh đào nở rộ, những cánh hoa bay rơi rơi trên mặt đất tựa như những bông tuyết, thật tuyệt.

đoạn 2 :Tết, tết, tết, tết đến rồi… Tết, tết, tết, tết đến rồi…
Lời bài hát chào xuân ngân vang trong con xóm nhỏ nhà tôi như báo trước một mùa đào nữa sắp bắt đầu nở rộ trong cái tết se lạnh của miền Bắc. Mùa xuân – mùa của sự sống, mùa của những khát khao và niềm tin. Cây cối thức dậy sau giấc ngủ dài mùa đông, bắt đầu một cuộc sống mới. Và cây đào cũng không phải là một ngoại lệ.
Đào chỉ nở hoa vào mùa xuân ở miền Bắc mà thôi. Tôi không phải người trồng đào nên tôi không biết được quá trình lớn lên của nó. Nhưng nghe anh chị tôi nói thì tôi có thể tưởng tượng ra được hình ảnh một chồi non mới nhú với những chiếc lá bé li ti, xanh mơn mởn với nụ hoa nhỏ xíu như e thẹn, ngượng ngùng, chưa muốn phô sắc đang lớn lên dần dần, biết làm duyên, điệu đà với các loài hoa khác. Cây đào giống như người con gái mới lớn biết làm đỏm, dịu dàng. Cây đào mảnh mai, tinh khiết, thanh thoát với cánh hoa phớt hồng, những cái lá xanh xinh xinh vẫy gọi trước cơn gió mùa xuân thoảng qua se lạnh.
Cây đào trồng khẳng khiu vậy mà lại có sức quyến rũ đến lạ kì. Chả biết bao giờ, nhắc đến mùa xuân là phải nghĩ ngay đến hoa đào và ngược lại, nghĩ đến cành đào là nghĩ đến cái Tết mùa xuân ở miền Bắc. Hai thứ đó đi liền với nhau tạo nên một sự hoà hợp tuyệt diệu giữa trời sắc mùa xuân và nàng tiên áo cánh hoa đào. Hoa đào ẩn trong mình một sức sống mãnh liệt của mùa xuân, của muôn vàn hoa cỏ. Cái sức sống ấy tràn trề trong mỗi nụ hoa, trong từng cánh hoa. Người ta yêu vẻ đẹp tự nhiên của hoa đào, yêu nét tinh khôi trong nghệ thuật trồng cây. Bấy nhiêu trên đã đủ để nói về tình yêu của con người dành cho loài cây này.
Hoa đào là loài hoa tượng trưng cho sự phồn vinh và hạnh phúc của mùa xuân, của niền tin và những khát vọng tuổi trẻ. Tôi rất yêu hoa đào và luôn mong mùa xuân ở lại để hoa đào không tàn phai.

đoạn 3 :

Mỗi mùa xuân đến người người nhà nhà lại nô nức, tụ họp đón xuân sang, cũng chẳng biết từ bao giờ thú chơi hoa ngày Tết lại trở thành một thói quen của người dân ta. Ai cũng định bụng sắm cho mình một chậu hoa xinh, bảo là cho có không khí của ngày xuân, cũng phải, mùa xuân thì hoa nở, cứ có hoa là thấy mùa xuân đến. Trong số muôn ngàn loài hoa tươi đẹp ấy, thì người miền Nam vẫn ưng chọn hoa mai, còn người miền Bắc thì lại dành trọn sự yêu thích với hoa đào. Đào đã đi vào đời sống, ngấm vào máu thịt của nhân dân ta tự thuở nào không biết nữa, chỉ nhớ rằng trong ca dao đào cũng vương lại bóng “Rằng đây thu cúc, xuân đào/Mơ xe mận lại gió chào trăng thu”. Trong thơ ca Việt Nam cũng không ít nghệ sĩ đã đưa hoa đào vào làm biểu tượng của mùa xuân, ví như Nguyễn Bính trầm tư, ngẫm ngợi với “Hôm nay còn xuân, mai còn xuân/Một cánh đào rơi nhớ cố nhân”- (Xuân tha hương) hay một Vũ Đình Liên ngậm ngùi, tiếc nuối với “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua”- (Ông đồ). 

Đào là loại cây thân gỗ nhỏ, có tên khoa học là Prunus Persica Rosaceae, thuộc học Hoa hồng (Rosaceae). Nhiều nguồn tin cậy cho rằng đào có xuất xứ từ Trung Quốc, rồi theo con đường tơ lụa có mặt ở Ba Tư (Iran) vào khoảng thế kỷ II trước Công nguyên. Về phân loại dựa theo tính chất dính giữa hạt và cùi thì có hai loại là “hột dính” và “hột rời”, theo màu sắc thịt quả thì loại quả cùi thịt vàng có sự cân bằng giữa vị chua và vị ngọt, còn loại quả cùi thịt trắng thì lượng đường rất cao, ăn ngọt đậm. Ngoài ra còn có loại đào lông và đào trơn, đào lông là do gen trội quy định, còn đào trơn thì do gen lặn quy định, chính vì vậy đôi khi ta có thể thấy hiện tượng gốc đào lông nhưng lại mọc ra loại quả trơn nhẵn, mượt mà, nhưng mùi vị quả thì không thay đổi. Đào chủ yếu phân bố ở một số nơi có khí hậu lạnh lẽo, ôn hòa như Nhật Bản, phổ biến nhất ở Trung Quốc, mọc nhiều ở miền Bắc Việt Nam, và nó cũng có mặt ở một số các nước Trung Á, Đông Á, và một số các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Việt Nam ta và Trung Quốc đến tầm mùa đông khoảng tháng 10 trở đi là mùa đào chín, nhân dân ta thường quen thuộc với loại đào có thịt trắng, vị ngọt thanh, còn các quốc gia ở bên kia đại dương lại thích giống đào có màu vàng cam, vị chua chua ngọt ngọt, thường dùng làm một món nước giải khát bổ dưỡng. Ở nước ta hiện nay dù đào không phổ biến, nhưng cũng có đầy đủ các giống đào kể trên. 

Vì đặc điểm sinh học, đào là loài cây thân gỗ nhỡ, tùy thuộc vào giống mà có thể cao từ khoảng 3 đến 10 mét, sống lâu năm, sinh trưởng phát triển khá chậm. Lá có hình mũi mác, bề mặt lá trơn nhẵn, mặt dưới thì hơi thô, mép lá có hình răng cưa nhỏ. Phiến lá dài từ 5-15cm, bề rộng từ 1-3cm tùy giống. Cây trưởng thành lá có màu lục đậm, lá non thì mỏng và có màu xanh nõn, thông thường cây sẽ tự rụng lá vào mùa đông, để chuẩn bị ra hoa vào mùa xuân. Thân cây đào thường ít khi mọc thẳng, càng già gốc cây càng trở nên sần sùi và cong queo, tán cây khá rộng. Qủa đào là loại quả hạch, ăn ngọt, hai bên quả có rãnh dọc, thông thường khi quả chín thì ngả sang màu hồng đào, nhìn rất ngon mắt. Ở miền Bắc nước ta đào là một thứ trái cây khá được ưa chuộng. Hoa đào là bộ phận đáng chú ý nhất của cây, được cao là phần làm nên những giá trị của đào ở nhiều phương diện. Hoa đào có màu hồng phớt, gồm 5 cánh như hoa mai, nhị hoa nhiều và có màu hồng tía. Đào là cây ra ít trái, nhưng lại rất nhiều hoa, đặc biệt là giống đào chủ cho ra hoa để chơi xuân thì lại càng nhiều, một cành, một thân như vậy phải có tới trăm ngàn bông. Đặc biệt nở là nở cùng một lượt, thế nên những cây đào lớn khi nhìn xa xa chẳng khác nào một cây bông màu hồng. Không chỉ cảnh hoa nở đẹp mà cảnh hoa rơi cũng là một phong cảnh hữu tình hiếm thấy, những cánh hoa hồng dịu, từ từ theo gió đáp xuống mặt đất tựa như tuyết, khiến người ta không khỏi bồi hồi xao xuyến ngỡ như đứng trong mộng. Ở Việt Nam ta hoa đào rất được ưa chuộng trong các dịp tết, các gốc đào này thường cao dưới 2 mét, được chăm sóc rất kỹ càng, tạo hình và cắt tỉa cẩn thận, gần tết nghệ nhân trồng đào sẽ có kỹ thuật “ép” và kích giúp đào ra hoa đúng dịp tết. Hoa đào trưng tết dù cây nhỏ, thế nhưng hoa và nụ cực kỳ nhiều, nở ra rất đẹp, mang cảm giác xuân sắc vô cùng. Đấy gọi là đào bích - đào chuyên để chơi xuân.

Ở nước ta hiện nay đào có hai công dụng chính là trồng để thu hoạch quả, và một bộ phận khác được trồng làm cây cảnh phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán của dân tộc. Về quả đào ngoài việc ăn trực tiếp, thì cũng được dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm, là nguyên liệu đầu vào của các loại nước giải khát, bánh, mứt,...

Trong văn hóa đào là loại cây có nhiều ý nghĩa biểu tượng. Nếu ai đã từng có tuổi thơ say mê bộ phim Tây Du Ký kinh điển của Trung Quốc, chắc cũng ấn tượng với cảnh Tôn Ngộ Không ăn trộm đào của Tây Vương Mẫu, bởi tương truyền rằng thứ đào này có liên quan mật thiết đến tuổi thọ của con người, ai ăn vào một miếng thì có thể trường sinh bất lão. Như vậy ở Trung Quốc đào được xem là thứ quả tượng trưng cho sự trường thọ. Còn hoa đào tuy không được nhắc đến phổ biến như quả, nhưng với người Trung Quốc nó cũng có những ý nghĩa gần tương tự hoa mai, biểu trưng cho sự thanh khiết cao quý của con người. Không chỉ vậy với những đặc tính ngon ngọt, thanh khiết khi mới nếm thử và vẻ ngoài hấp dẫn, mơn mởn nên “đào” ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thường được ví với người con gái trẻ đẹp, xuân sắc. Ở nước ta có một thời gian dài “đào” được coi là từ dùng để ám chỉ các cô gái làng chơi, chuyên mua vui cho khác bằng việc ca hát. Hiện nay tuy đã hiếm người gọi, nhưng trong một số trường hợp, người ta vẫn dùng từ này để ám chỉ kiểu phụ nữ không đứng đắn. Trong văn hóa Việt Nam, người ta coi trọng ý nghĩa của hoa đào hơn quả đào, đặc biệt là nhân dân miền Bắc. Hoa đào, khác với quả đào, thường được dùng để ẩn dụ vẻ trẻ trung, yếu đuối, xinh đẹp của các cô gái trong thành ngữ “liễu yếu đào tơ”. Trong dịp Tết hoa đào trở thành biểu tượng của mùa xuân, tượng trưng cho sự sung túc, sum họp đoàn viên, và sự rực rỡ tươi sáng của cả một năm mới. Có thể nói rằng nhân dân miền Nam trân trọng hoa mai như thế nào thì người miền Bắc cũng đối với đào y như thế. 

Không chỉ trong đời sống thường ngày đào còn là một văn, thi liệu quen thuộc của các tác giả. Thi Phật Vương Duy từng viết những lời thơ đầy cảm thán về vẻ đẹp của hoa đào trong Đào nguyên hành rằng “Xuân lai biến thị đào hoa thuỷ/Bất biện tiên nguyên hà xứ tầm. Nguyễn Trãi cũng không tiếc lời ca tụng trong Đào hoa thi: “Một đoá đào yêu khéo tốt tươi /Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười”, hay Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có đôi lời trong bài vịnh đào của mình rằng: “Tiên thụ thuỳ tương quán lý tài?/Hảo xuân nhất độ hảo hoa khai”. Và sau đó trong thơ Mới cũng có một số nhà thơ mượn hoa đào làm mùa xuân ví như Vũ Đình Liên khi xót xa cho ông đồ già, hay Nguyễn Bính trong lúc chạnh lòng nhớ quê. Có thể thấy một điểm chung nhất giữa các tác giả ấy là luôn đặt hoa đào trong khung cảnh mùa xuân, mùa xuân với hoa đào đã trở thành hai hình tượng gắn bó, không chia lìa đặc trưng của văn học phương Đông ta. 

Đào, hoa đào là một loài cây, một loài hoa đẹp, xứng đáng nhận được những lời tán dương trân trọng, cũng như sự yêu mến của những người yêu hoa, chơi hoa và dịp Tết. Bởi đào không chỉ mang đến giá trị kinh tế, mà ẩn chứa bên trong đó còn là những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt ta, là biểu tượng đặc trưng của cả một nền văn hóa phương Đông vốn phong phú, đa dạng.

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đoạn 1:

    Năm hết tết đến, ba chở em ra chợ hoa để mua cây hoa ngày tết, ngày xuân, hoa nở đẹp vô cùng và ba em quyết định chọn mua một cây hoa đào- loài hoa đặc trưng cho mùa xuân đất Bắc quê em. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây hoa đào ba mua có hình nón rất đẹp mắt. Cây đào nhìn cao ngang người em, thân cây nhỏ, mảnh khảnh nhưng cứng cáp, màu nâu sẫm, có nhiều cành vươn ra, trên mỗi cành lại có rất nhiều lá và hoa. Lá cây đào nhỏ nhắn, mọc xung quanh làm xanh tươi cây chông như những cánh tay nhỏ đưa ra đung đưa trước gió. Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần nhìn chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp. Xen lẫn những nụ hoa e ấp là những mầm xanh đang từng ngày cựa mình nhú lộc ra ngoài để khoe hương, khoe sắc, tô điểm cho đời.

Đoạn 2:

    Năm hết tết đến, ba chở em ra chợ hoa để mua cây hoa ngày tết, ngày xuân, hoa nở đẹp vô cùng và ba em quyết định chọn mua một cây hoa đào - loài hoa đặc trưng cho mùa xuân đất Bắc quê em. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây hoa đào ba mua có hình nón rất đẹp mắt. Cây đào nhìn cao ngang người em, thân cây nhỏ, mảnh khảnh nhưng cứng cáp, màu nâu sẫm, có nhiều cành vươn ra, trên mỗi cành lại có rất nhiều lá và hoa. Lá cây đào nhỏ nhắn, mọc xung quanh làm xanh tươi cây chông như những cánh tay nhỏ đưa ra đung đưa trước gió. Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần nhìn chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp. Xen lẫn những nụ hoa e ấp là những mầm xanh đang từng ngày cựa mình nhú lộc ra ngoài để khoe hương, khoe sắc, tô điểm cho đời.

Đoạn 3:

    Loài cây này có thể chịu được lạnh từ khoảng -26 °C tới -30 °C. Các chồi hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ từ -15 °C đến -25 °C, phụ thuộc vào khoảng thời gian rét. Một vài giống thì dễ nhạy cảm với lạnh hơn trong khi các giống khác có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn (vài độ). Ngoài ra, nó cần nhiều nhiệt trong mùa hè để quả có thể chín được, điều này có nghĩa là nhiệt độ cao nhất trong mùa hè có thể nằm trong khoảng 20 °C – 30 °C. Đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt. Điều này cho phép không khí lạnh bị thổi đi vào những đêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè. Tổ tiên ta thuở bình minh dựng nước trên đất Bắc, khi chọn hoa đào để làm thú tiêu khiển trong ba ngày tết, chắc hẳn đã nghĩ tới màu đỏ thắm rực rỡ của đào giống như viễn ảnh của một năm mới sắp tới cũng trong sáng đẹp đẽ như màu hoa. Sau những ngày đông giá lạnh, sắc hồng của đào như sưởi ấm lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân, những cây đào bích, đào phai càng quyến rũ hơn, giống như khuôn mặt yêu kiều của một cô gái được che phủ mờ mờ bởi một tấm khăn voan mỏng manh. Việc miền Bắc chơi đào, trong khi miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế. Nếu ngày Tết mà thiếu hoa đào thì thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Mỗi dịp Tết đến xuân về, đào nở rộ như nhắc chúng ta nghĩ về gia đình, về một năm cũ đã qua…

5 sao + cảm ơn + câu trả lời hay nhất cho mình nhé!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247