1) Ếch đồng:
* Đời sống:
- Ếch đồng thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt
* Đặc điểm cấu tạo ngoài:
Những đặc điểm của ếch đồng thích nghi với lối sống vừa ở nước vừa ở cạn:
$\begin{array}{c|c} \text{Ở nước}& \text{Ở cạn}\\ \text{- Đầu dẹp nhọn, khớp với}& \text{- Mắt có mi, tai có màng nhĩ}\\ \text{thành một khối}&\text{- Di chuyển nhờ 4 chi có ngón}\\ \text{- Da trần, phủ chất nhầy}& \text{- Ếch thở bằng phổi}\\ \text{và ẩm ướt, dễ thấm khí} \\ \text{- Chi sau có màng bơi căng }\\ \text{giữa các ngón}\\ \text{- Ếch thở bằng da là chủ yếu}\end{array}$
* Di chuyển:
- 2 cách: + trên cạn: nhảy cóc
+ dưới nước: bơi
-------------
2) Chim bồ câu:
* Đời sống:
- Đời sống:
+ Sống trên cây, bay giỏi
+ Có tập tính làm tổ
+ Là động vật hằng nhiệt
* Đặc điểm cấu tạo ngoài:
Chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lớp lông nhẹ, xốp
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc
- Chi trước biến đổi thành cánh chim
- Chi sau có ngón chân dài, các ngón chân có vuốt: 3 ngonns trước, 1 ngón sau
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn
* Di chuyển:
- Có 2 cách: đi bằng 2 chân hoặc bay
- Chim có 2 kiểu bay: bay vỗ cánh hoặc bay lượn (chim bồ câu bay theo kiểu bay vỗ cánh)
-------------
3) Thằn lằn bóng đuôi dài:
* Đời sống:
- Ưa sống nơi khô ráo, thích phơi nắng
- Kiếm ăn vào ban ngày, thức ăn là sâu bọ, có tập tính trú đông trong các hốc đất khô ráo
- Là động vật biến nhiệt
* Đặc điểm cấu tạo ngoài:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc `->` ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
- Có cổ dài `->` phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điểu kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt `->` bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc tai nhỏ bên đầu `->` bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
- Thân dài, đuôi rất dài `->` động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt `->` tham gia di chuyển trên cạn
* Di chuyển:
- Thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn liên tục, phối hợp với các chi giúp cơ thể tiến lên
-------------
4) Thỏ:
* Đời sống:
- Thỏ sống ở ven rừng, trong bụi rậm
- Thỏ ăn thực vật theo kiểu gặm nhấm
- Thỏ hoạt động về đêm, có tập tính đào hàng và lẩn trốn kẻ thù
- Là động vật hằng nhiệt
* Đặc điểm cấu tạo ngoài:
- Cơ thể phủ lông mao dày, xốp
- Chi trước ngắn, chi sau dài khỏe
- Mũi thính có lông xúc giác nhạy bén
- Tai thính, vành tai dài, lớn, cử động theo các phía
- Mắt có mi, cử động được
* Di chuyển:
- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời 2 chân sau
-------------
Đời sống của ếch(lớp lưỡng cư):
-Ếch vừa sống ở nước vừa sống ở cạn.
-Kiếm ăn vào ban đêm.
-Có hiện tượng trứ đông.
-Là động vật biến nhiệt.
-Phát triển qua biến thái.
-Sinh sản:
+Ếch trưởng thành->Đẻ trứng-> Nòng nọc->Ếch con.
Cách di chuyển:-
Ở cạn : di chuyển nhờ 4 chi kiểu bật nhảy -
Ở nước : di chuyển nhờ màng ở chân để bơi.
Cấu tạo ngoài của ếch:
+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một thuôn nhọn về phía trước
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu
+ Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt
+Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón .
Đời sống của thằn lằn bóng(bò sát):
-Sống ở nơi khô ráo.
-Thích phơi nắng.
-Có hiện tượng trú đông.
-Là động vật biến nhiệt.
-Sinh sản:
+Thụ tinh trong.
+Đẻ từ 5->10 trứng.
+ Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
Cách di chuyển:
Di chuyển theo kiểu nhảy cóc.
Di chuyển theo kiểu vừa nhảy vừa bò.
Di chuyển theo kiểu thân và đuôi tỳ vào đất cử động uốn thân phối hợp các chi tiến lên phia trước.
Di chuyển theo kiểu trườn trên đất.
Cấu tạo ngoài của thằn lằn:
+Da khô có vảy sừng bao bọc
+Có cổ dài
+Mắt có mi cử động, có nước mắt
+Thân dài, đuôi rất dài
+Bàn chân có 5 ngón có vuốt
Đời sống của bồ câu(chim):
-Sống trên cây.
-Có tập tính làm tổ.
-Là động vật hằng nhiệt(đẳng nhiệt).
-Sinh sản:
+Thụ tinh trong.
+ Trứng có vỏ đá vôi.
+Con non yếu.
Chim bồ câu di chuyển bằng cách bay và đi lại.
- Chim có 2 cách bay:
+ Bay vỗ cánh: cánh là động lực chính khi bay, lúc bay vỗ cánh liên tục.
+ Bay lượn: chủ yếu dựa vào sức gió, khi nay cánh dang rộng.
Cấu tạo ngoài của chim bồ câu:
+Thân hình thoi
+Chi trước là cánh chim
+Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt
+Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng
+Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
+Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
+Cổ dài, khớp đầu với thân
Đời sống của thỏ(thú):
-Sống ven rừng.
-Kiếm ăn về chiều và đêm.
-Ăn cỏ,lá,...bằng cách gặm nhấm.
-Là động vật hằng nhiệt.
-Sinh sản:
+Thụ tinh trong.
+ Có hiện tượng thai sinh.
+Con non yếu.
Cấu tạo ngoài của thỏ:
+Bộ lông mao dày xốp
+Chi trước ngắn có vuốt sắc
+Chi sau dài khỏe
+Mũi rất thính và lông xúc giác nhạy bén
+tai rất thính và vành tai dài lớn, cử động được
+ mắt có mi cử động, có lông mi.
Cách di chuyển:
Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù. Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau.
HOKTOT!!!
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247