a.
Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, ta ấn tượng với hai câu thơ: " Giấy đỏ buồn k thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Chỉ với hai câu thơ thôi nhưng nhà thơ đã nói lên nỗi lòng buồn khổ, sầu đau của ông đồ. Hình ảnh ông tuy không được khắc họa trực tiếp nhưng qua từng lời nhân hóa lại mỗi lúc trở nên đau thương. Nhân hóa làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và tạo nhịp điệu cho câu văn. Giấy, mực, nghiên đều là dụng cụ ông đồ dùng để viết nét chữ "phượng múa rồng bay". Nhưng nay chúng chỉ có thể nghiêng mình trong những nhớ thương, trong sự vô định của thời gian, của vòng tuần hoàn. Tất cả giúp nhấn mạnh vào nõi buồn sầu ưu tư trong lòng người nhưng cũng cho thấy đổi thay của thời thế. Con người của hiện đại đâu cần đến ông đồ và những nét chữ đâu. Còn nỗi buồn gì đau xót hơn thế nữa. Đặc biệt, qua những giấy đỏ, mực đọng, nghiên sầu, ta thấy được sự thương cảm của tác giả với ông đồ thời thất thế. Vũ Đình Liên không chỉ thấu hiểu cho ông đồ mà còn chua xót cho con người và hai chữ thời thế- thế thời.
Bài tập 1:
Ông Đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu,giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng, múa rồng bay
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
*Tên tác giả là: Vũ Đình Liên
*Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ :
- Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
* Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên
- Vũ Đình Liên (1913 – 1996)
- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
* Dàn ý phân tích bài thơ Ông Đồ
I/ Mở bài
- Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên, một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ.
- Giới thiệu bài thơ Ông đồ: Một trong những bài thơ bình dị mà cảm động, nhìn vào đó, mỗi người sẽ có cảm giác sám hối...với lớp người đang đi về cõi chết – ông đồ.
III/ Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sị Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm...
- Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247