Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 BÀI TẬP TẾT Đọc ngữ liệu sau và trả lời...

BÀI TẬP TẾT Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Tấc đất tấc vàng. - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - Thá

Câu hỏi :

Mn giúp e câu 4,5 chỉ cần 2 cau 4,5 thôi ạ

image

Lời giải 1 :

Chào em, em tham khảo gợi ý:

Câu 4. 

Đối với cuộc sống con người nói chung và những cư dân nông nghiệp nói riêng, đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu. Người Việt cho rằng “Tấc đất, tấc vàng”. Câu tục ngữ đã lược bỏ những từ quan hệ đến mức tối giản cho nên nó càng mở rộng về nghĩa. Tấc đất là tấc vàng. Tấc đất quý như vàng. Dân gian đã sử dụng cùng một đơn vị đo (tấc) để so sánh hai chất liệu hoàn toàn khác nhau (đất và vàng). Nhưng sự so sánh đó lại rất hợp lí bởi lẽ bất kì ai cũng hiểu rõ giá trị của đất đai. Đất không chỉ là nơi sinh sống, mỗi tấc đất còn quý như vàng bởi nó là nguồn nuôi dưỡng, tạo ra các thành quả lao động của con người. Ngày nay, cùng với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp, giá trị của đất đai càng trở nên quý giá đối với mọi ngành nghề. Do đó, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” lại càng trở nên sâu sắc và có ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta phải biết sử dụng đất đai như thế nào cho hợp lí để vừa thu được hiệu quả cao nhất vừa giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. 

Câu 5.  “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 4.

Tục ngữ, thành ngữ là những kinh nghiệm quý báu, lời dạy dỗ, bài học cho thế hệ mai sau, ắt hẳn vậy nên câu tục ngữ lưu truyền nhiều nhất chính là “Tấc đất tấc vàng”. Đó không chỉ đơn thuần là sự ca ngợi đất đai phì nhiêu màu mỡ đem đến cho dân ta cơm no áo ấm mà còn là lời nhắc nhở con cháu hãy giữ gìn đất đai như giữ gìn vật báu.

Đầu tiên, “tấc” là giá trị đo lường của người xưa chỉ chiều dài, một tấc bằng 10cm. Tuy khoảng cách chỉ ngắn như vậy thôi nhưng “tấc đất” lại được ví như “tấc vàng”. Thường thì xưa nay, “vàng” là vật phẩm để trao đổi, buôn bán những mặt hàng lớn, trong quá trình quy đổi ra tiền rất giá trị vì nó không bị hao mòn theo thời gian. “Đất” được ví như “vàng” nhằm khẳng định giá trị của đất vô cùng đáng quý, to lớn và cần phải giữ gìn. Vàng thì không thể nào sinh sôi được nhiều và nó chỉ có số lượng nhất định, còn đất có thể tạo ra rất nhiều của cải vật chất quy đổi được thành vàng.

Người Việt xưa chủ yếu trồng trọt kiếm sống, ngày nay đất để trồng lúa cũng chiếm diện tích lớn trong quá trình sản xuất lúa gạo. Đất là miếng cơm, manh áo, là kế sinh nhai, là cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Người xưa coi trọng đất vì có đất mới có thể kiếm ăn, xây nhà, dựng cơ ngơi. Ngày nay cũng vậy, không phải là có nhiều tiền, vàng bạc là giàu có, sự giàu có là có thể sở hữu được bao nhiêu mảnh đất. Từ xưa đến nay, đất ở những khu như nội thành, kinh tế, giao thương phát triển đều đắt giá hơn đất ở khu vực khác. Đất phù sa sẽ quý hơn đất cát hay đất phèn. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” lưu truyền từ kinh nghiệm của người xưa đến nay vẫn đúng. Giá trị của đất đai vô cùng quý báu, chỉ có thể đem vàng ra mà đánh giá ngang hàng được.

Câu 5.

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247