“Gỗ” là chất liệu làm nên vật. “Nước sơn” là lớp phủ bên ngoài, có vai trò bảo vệ gỗ ở bên trong và làm đẹp hình thức của vật. Từ ý nghĩa của “gỗ” và “nước sơn”, ta có thể hiểu: gỗ là phẩm chất ở bên trong, nước sơn là hình thức ở bên ngoài. Mượn hình ảnh gỗ và nước sơn, người xưa muốn nói đến mối quan hệ giữa phẩm chất và hình thức ở con người. Chính phẩm chất cao đẹp ở bên trong quyết định giá trị của mỗi con người chứ không phải là hình thức bên ngoài. Phẩm chất bên trong mỗi con người bao gồm kiến thức, sự hiểu biết, tình yêu thương, tính trung thực, khiêm nhường,….. Thực tế cho thấy, những người có phẩm chất cao đẹp luôn được mọi người yêu quý và luôn thành công trong cuộc sống. Ngược lại, những người chỉ đề cao hình thức, xem thường việc rèn luyện phẩm chất tốt đẹp, xem trọng tiền bạc và đời sống vật chất, khoe mẽ và hợm hĩnh, tuy nổi bậc nhất thời nhưng sớm muộn gì cũng tàn phai và thất bại. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường vai trò của hình thức. Hình thức bên ngoài tuy không quá màu mè nhưng cũng nên tương xứng với phẩm chất bên trong chứ không nên xuề xòa, cẩu thả quá mức. Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi học sinh cần bồi dưỡng phẩm chất của mình thật tốt, từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành người tốt đẹp và hữu ích trong cuộc sống này.
@huythanh08
chúc bn hc tốt và mìn xin hay nhất ạ :33~
Nói như vậy, không có nghĩa là ta phủ nhận hoàn toàn giá trị của hình thức. Bởi lẽ, mặc dù nội dung quyết định giá trị sản phẩm, giá trị con người nhưng hình thức cũng góp phần biểu hiện nội dung, như ông bà ta xưa thường nói “cái răng, cái tóc là gốc con người” đó sao? Do vậy, hình thức đẹp càng tăng giá trị nội dung. Trong trường hợp này hình thức và nội dung thống nhất nhau. Vì thế, một đồ vật vừa có chất liệu tốt, mà có mẫu mã, nước sơn đẹp thì đồ vật ấy càng có giá trị hơn. Cũng như con người, nếu có phẩm chất đạo đức, có năng lực tốt mà lại có thêm dáng vẻ bên ngoài dễ nhìn, lịch sự thì đáng quý vô cùng. Cho nên khi đánh giá sự vật hay con người, ta phải biết kết hợp giữa nội dung, chất lượng với hình thức, dáng vẻ bên ngoài thì sự đánh giá nhận xét sẽ chính xác hơn.
Câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã giúp cho ta một bài học kinh nghiệm về cách nhận định, đánh giá một đồ vật hoặc con người, hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng như từ bài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cao phẩm chất của một người học sinh; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ tương hỗ giữa hai mặt nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện sau này giúp ích cho đất nước, quê hương.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247