Khổ thơ cuối trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết luôn thường trực bên trong nhà thơ. Thật vậy, câu thơ đầu tiên "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ" cho thấy một tình yêu dành cho quê hương luôn dạt dào, tha thiết của nhà thơ. Đó là "màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi". Dù cho có xa quê, tác giả vẫn luôn dành tình yêu cho tất cả những gì bình dị, thân thương thuộc về quê hương: màu nước biển xanh, những con cá bạc, cánh buồm trắng rong ruổi ra khơi. Đó chính là những hình ảnh gắn liền với quê hương, in sâu trong tâm trí của nhà thơ. Câu thơ "Thoáng thấy cánh buồm chạy ra khơi/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá" là những câu thơ thể hiện tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Dù chỉ cần là một tác động rất nhỏ cũng khiến cho tình cảm nồng nàn đó trào dâng mãnh liệt. Câu thơ cuối chính là lời cảm thán dành cho quê hương một cách trực tiếp. Nhớ cái mùi nồng mặn hay còn chính là nhớ hương vị đặc trưng của quê nhà, nhớ sự tinh túy thiêng liêng của quê nhà. Tóm lại, khổ thơ cuối đã thể hiện tình yêu quê hương nồng nàn luôn thường trực của tác giả Tế Hanh.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247