Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 viết một bài văn nghị luận suy nghĩ của em...

viết một bài văn nghị luận suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ sau cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào mọi người giúp với e cần gấp á

Câu hỏi :

viết một bài văn nghị luận suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ sau cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào mọi người giúp với e cần gấp á dài dài dùm em với ạk xin mọi người

Lời giải 1 :

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

  - Giới thiệu vấn đề

  - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

   1. Giải thích

 - Học hành là gì?

 - Hình ảnh ẩn dụ rễ đắng và quả ngọt muốn nói học hành thì rất vất vả nhưng kết quả của học tập sau này lại rất xứng đáng với công đã bỏ ra.

  - Câu nói là một qui luật của học tập, vai trọng của việc học.

   2. Bàn luận

  - Rể thì lúc nào cũng đắng cay, chịu nhiều vất vả khó nhọc.

  - Học hành cũng vậy cần phải bỏ công sức, cần cù và tốn nhiều thời gian.

  - Dù khó khăn, vất vả nhưng khi nhận được quả ngọt thì chắc chắn ai cũng sẽ hạnh phúc và hãnh diện. 

  - Học hành khiến cho chúng ta nâng cao được tri thức, hiểu biết về cuộc sống.

  - Thực hiện những ước mơ, biến những ước mơ đó thành hiện thực.

  - Ví dụ như Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thầy giáo bắt vẽ trứng, Makxim Gorki, Bác Hồ,...

  - Liên hệ bản thân, mở rộng

C. Kết bài

    - Đánh giá chung

    - Suy nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

     Việc học hành là một điều quan trọng với mỗi chúng ta. Học không bao giờ là đủ. Học hành là việc khá khó khăn đối với nhiều người, nhưng kết quả nhận được hơn những gì ta mong đợi mà nó đem lại. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

    Học hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. “Cái rễ đắng cay” của học hành là những khó khăn, trở ngại mà con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn “cái quả ngọt ngào” của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài ráng công học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, nhưng để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Câu ngạn ngữ này cũng có thể hiểu theo câu tục ngữ của Việt Nam “Thất bại là mẹ thành công”. Bởi, có trải qua và vượt lên “thất bại” của “cái rễ đắng cay” mới cảm nhận sâu sắc “quả của nó ngọt ngào” vì lòng ta thấy thanh thản, tự hào không hổ thẹn đó là thành quả từ mồ hôi công sức lao động chân chính của mình. Lời dạy từ câu ngạn ngữ như một chân lí của cuộc sống: những rào cản tất yếu dường như để thử thách con người và cũng để từ đó nhận ra giá trị đích thực của con người. Từ đó, ta sẽ nhận ra hướng phát triển của con người và xã hội. Học hành cũng không nằm ngoài ranh giới của quy luật bất biến đó.

   Ở Việt Nam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươi năm trời nhọc nhằn mới tìm ra lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Hay một tấm gương khác, chúng ta vẫn chưa quên một cậu bé đi học vẽ mà ngày nào thầy giáo cũng bắt vẽ trứng đúng không nào. Khi mới chỉ 14 tuổi, bài học đầu tiên mà Leonardo được người thầy giao cho là vẽ trứng gà. Một bài học nhập môn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn. Cho đến một ngày, ông đã cảm thấy chán nản và đến phàn nàn với người thầy của mình rằng: “Vẽ trứng là điều đơn giản nhất trên Trái đất này, đến cả một đứa trẻ lên ba cũng có thể làm được". Vì vậy mà chúng ta mới có một nhà sáng tạo, triết học tự nhiên đại tài và đặc biệt ông là một nhà họa sĩ, điêu khắc vĩ đại của lịch sử nhân loại.

  Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chỉ mới khó khăn bước đầu đã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiến thức mới mà chỉ “há miệng chờ sung”, hoặc cố “học vẹt” cho nhớ để đối phó với thầy cô, để chạy theo điểm số dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Những người này ra đời không những không thành công mà rất dễ trở thành gánh nặng cho xã hội.

Nói tóm lại, thành quả luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn vươn tới nó, ta phải trải qua rất nhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế, con đường đi của học vấn không bao giờ rải hoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiến thức bao la, vô tận, con người ta dễ bị choáng ngợp, run sợ. Rồi khi tiếp cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bị nản chí bởi không phải cứ học, đọc là nhớ được, áp dụng lại càng khó. Lúc này phương pháp học là một vị cứu tinh, tự thân mỗi người phải tìm cho mình một phương pháp học thích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả khả năng tư duy của mình. Đó là một quá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phương pháp tối ưu cho mình. Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm được đường ra. Rồi sau đó, nắm được phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để có được trọn vẹn kiến thức thì ta phải trải qua quá trình kiểm chứng, sàng lọc lại cái cần thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyên ngành để nắm vững kiến thức mới áp dụng được nó. Cho nên càng học, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ hơn, hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơn nữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời, học là quá trình tích luỹ kinh nghiệm, là sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vào đời, đối mặt với khó khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con người ta sẽ càng vững tin hơn, càng đứng vững trước phong ba bão táp của cuộc đời sẽ càng thành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ có định nghĩa “đủ” đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người nào, bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã hội, con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển, con người càng tài hoa, đất nước càng phát triển.

 "Học, học nữa, học mãi" muốn cho chúng ta thấy kiến thức là vô tận nên lúc nào cũng phải học tập. Chúng ta không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu hết mình, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô hạn, không gì là không thể đạt được cả.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247