Câu 1:
a) Các câu ghép có trong đoạn văn trên: câu 1, 4.
b)
(1) Đèn Am// vừa bật lên, một cảnh đẹp// kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi.
Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.
(4) Thuyền// trôi từ từ nên ánh đèn// cứ thay đổi chỗ mãi.
Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ "nên".
Câu 2. câu ghép là câu "Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng".
Câu 4.
a. Mỗi khi trời đổ mưa to, con đường bị ngập nước.
b. Nếu chăm chỉ học bài thì em sẽ đạt kết quả cao.
c. Dù bận giúp mẹ nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp, em liền vào giúp mẹ.
Câu 5.
a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài, còn chúng em thì chăm chú lắng nghe.
b. Trời mưa to như trút nước nên các con sông đều đầy ăm ắp.
c. Vì trời có nắng to nên nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
d. Dù buổi sáng mùa đông trời rất lạnh nhưng em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
e. Trong lúc mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh thì bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.
Câu 6:
a. Ba vế câu:
Hôm nay trời đổ mưa, em đi học, còn mẹ đi làm.
b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
Em ngồi học bài, mẹ em ngồi đan áo.
c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
Trời nắng to nên em mang ô đi học.
d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Tuy bạn hay nghịch, nhưng bạn vẫn học tốt.
Câu 1:
a]
Câu ghép: câu 1,4
b]
Câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy:
1 Đèn Am/ vừa bật lên //, một cảnh đẹp kỳ dị/ đã phơi ngay trước mắt tôi.
Câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nên”:
4 Thuyền trôi/ từ từ // nên ánh đèn/ cứ thay đổi chỗ mãi.
Câu 2:
Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.
V- Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
Câu 4:
a. Mỗi khi trời đổ mưa to thì em không đi học được.
b. Nếu em chăm chỉ học tập thì em sẽ đạt kết quả cao.
c. Dù đêm đã rất khuya rồi nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp, Lan đã phụ mẹ một tay.
Câu 5:
a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe.
b. Trời mưa to như trút nước nên các con sông đều đầy ăm ắp.
c. Tuy trời có nắng to nhưng nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
d. Tuy buổi sáng mùa đông trời rất lạnh nhưng em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
e. Trong khi mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh thì bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.
Câu 6.
Gợi ý:
a. Ba vế câu.
Mùa xuân đến, cây đối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở.
b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
Bảy giờ sáng, chiếc đồng hồ kêu lên liên tục, em vội thức dậy sửa soạn rồi đi ăn sáng.
c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
Mưa rất to và gió rất lớn.
d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Lan không những chăm học mà còn chăm làm.
Câu 7:
a. Nhờ bác lao công/, sân trường/ luôn sạch sẽ. [ Câu đơn]
b. Vì học giỏi/, tôi/ đã được bố thưởng quà. [ Câu đơn]
c. Nhờ An/ học giỏi// mà bạn/ được thưởng quà. [ Câu ghép]
d. Nhờ tôi/ đi học sớm// mà tôi/ tránh được trận mưa rào. [Câu ghép]
e. Do không học bài/, tôi/ đã bị điểm kém. [ Câu đơn]
f. Tại tôi/ mà cả lớp/ đã bị mất điểm thi đua. [ Câu đơn]
g. Vì nhà nghèo/ mà cậu ấy/ phải bỏ học. [ Câu đơn]
h. Nhờ tập tành đều đặn/, Dế Mèn/ rất khoẻ. [ Câu đơn]
i. Vì thành tích của lớp/, các bạn ấy/ đã thi đấu hết mình. [ Câu đơn]
j. Vì Dế Mèn/ tập tành đều đặn// nên nó/ rất khoẻ. [ Câu ghép]
k. Vì sự cổ vũ/ của lớp//, các bạn ấy/ thi đấu rất nhiệt tình. [ Câu ghép]
l. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn ấy/ không hề kiêu căng. [Câu ghép]
m. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn/ ít khi đạt điểm cao. [ Câu ghép]
n. Tuy rét/ nhưng các bạn ấy/ vẫn đi học đều. [ Câu đơn]
o. Mặc dù/ nhà/ nghèo// nhưng bạn ấy/ vẫn học giỏi. [ Câu ghép]
p. Lan/ không chỉ học giỏi// mà chị ấy/ còn hay giúp đỡ bạn bè. [ Câu ghép]
q. Nếu thời tiết/ khắc nghiệt//, bà con quê tôi/ sẽ không còn gì để ăn. [ Câu ghép]
r. Nếu mưa/, chúng tôi/ sẽ ở lại nhà. [ Câu đơn]
s. Tôi/ về đến nhà// thì trời/ đổ mưa rào. [ Câu ghép]
t. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi// để thầy cô/ vui lòng. [ Câu ghép]
u. Thầy cô/ rất vui lòng// khi chúng tôi/ phấn đấu học giỏi. [ Câu ghép]
v. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi//, thầy cô/ vui lòng. [ Câu ghép]
w. Anh ấy/ đi học// bằng chiếc xe máy/ màu đỏ. [ Câu ghép]
x. Vừa đi làm/ mà anh ấy/ đã mua được xe máy. [ Câu đơn]
y. Chưa sáng rõ/, bà con/ đã ra đồng làm việc. [ Câu đơn]
z. Mặt trời/ chưa lên//, bà con/ đã ra đồng làm việc. [ Câu ghép]
Câu 8:
Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:
Gợi ý:
1. Nếu... thì…
Nếu mai trời trở rét thì em sẽ mặc chiếc áo len bà đan.
2. Mặc dù... nhưng…
Mặc dù mẹ khen Hoa nấu ăn giỏi nhưng bạn ấy vẫn không kiêu căng.
3. Vì... nên…
Vì Hoa không học bài nên em bạn ấy bị điểm kém trong kì thi.
4. Hễ... thì…
Hễ chăm chỉ học hành thì em sẽ được học sinh giỏi.
5. Không những... mà…
Bạn Hoa không những học giỏi mà còn hát hay.
6. Nhờ... mà…
Nhờ chị Hoa chỉ đường mà em đã tìm được nhà nhà bạn.
7. Tuy... nhưng…
Tuy nhà Hoa không giàu nhưng bạn học rất giỏi.
Bài này mình học online vẫn ghi trong vở nhưng dùng máy tính không chụp được mà bố mẹ mình đi công tác 2 tuần nữa mới về nên ko có nhà ko chụp được nên phải ghi. 7/2 trường mình vẫn học online thấy bảo nhiều trường cho đi học rồi.
Chúc bạn học tốt!
#nguyenlucy2659.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247